Chào chuyên gia tư vấn!
Tôi bị đau dạ dày nhưng rất thích ăn khoai lang luộc. Nhờ chuyên gia giải đáp đau dạ dày có nên ăn khoai lang không? Nên chế biến thế nào cho tốt với người bị đau dạ dày như tôi. Cảm ơn chuyên gia nhiều!
Vũ Tuân (36 tuổi – Thái Bình)
Trả lời
Xin chào bạn Vũ Tuân.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của bạn binhvithaiminh.com xin trả lời chi tiết như sau:
Lợi ích của khoai lang với sức khỏe
Khoai lang từ lâu đã được xem là một thực phẩm "vàng" trong chế độ dinh dưỡng, không chỉ bởi hương vị thơm ngon mà còn bởi giá trị dinh dưỡng dồi dào. Với thành phần giàu chất xơ, vitamin và các hợp chất chống oxy hóa, khoai lang mang đến nhiều lợi ích vượt trội cho sức khỏe.
Chất xơ
Khoai lang là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan và không hòa tan tuyệt vời, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và hỗ trợ quá trình bài tiết hiệu quả. Cụ thể:
- Chất xơ hòa tan trong nước (thuộc dạng pectin): Chất xơ này tạo được một lớp dịch nhầy bao quanh niêm mạc dạ dày nhằm bảo vệ dạ dày tránh khỏi sự tấn công của dịch vị acid dư thừa.
- Chất xơ không hòa tan trong nước (thuộc dạng lignin & cellulose): Đây là loại chất xơ trương nở giúp người bị đau dạ dày tăng cảm giác no lâu. Từ đó giảm bớt lượng thức ăn đưa vào giúp áp lực cho dạ dày khi phải hoạt động liên tục.
Chất xơ trong khoai lang giúp làm chậm quá trình tiêu hóa đường, hỗ trợ tốt cho những người có nguy cơ hoặc đang mắc bệnh tiểu đường.
Vitamin A, B, C và các khoáng chất giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hạn chế sự phát triển của những ổ viêm loét, làm lành vết thương và tăng cường sức đề kháng. Các nhóm vitamin B trong khoai lang hỗ trợ chuyển hóa năng lượng và duy trì sức khỏe thần kinh.
Chất chống oxy hóa
Khoai lang có chứa hàm lượng lớn khoáng chất Beta-Caroten đóng vai trò như một chất chống oxy hóa tự nhiên có công dụng hỗ trợ ngăn ngừa viêm loét dạ dày, giảm đau, tiêu viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày an toàn trước sự gây hại của các gốc tự do.
Không chỉ vậy, khoai lang giàu anthocyanin (trong khoai lang tím) và polyphenol, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư hay tim mạch.
Đau dạ dày ăn khoai lang được không?
Khi bị đau dạ dày bạn có thể hoàn toàn ăn được khoai lang được. Khoai lang mang lại một số lợi ích với người đau dạ dày như sau:
Dễ tiêu hóa giúp giảm áp lực lên dạ dày
Khoai lang là một trong những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, nhờ vào kết cấu mềm, đặc biệt khi được hấp hoặc luộc chín kỹ. Điều này giúp giảm áp lực lên dạ dày, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, đặc biệt đối với những người đang gặp các vấn đề như đau hoặc viêm loét dạ dày.
Hỗ trợ cân bằng axit dạ dày nhờ tinh bột tự nhiên
Hàm lượng tinh bột tự nhiên trong khoai lang có tác dụng như một lớp "bọc bảo vệ" dạ dày, giúp cân bằng lượng axit và giảm cảm giác khó chịu, đau rát do trào ngược axit gây ra. Đây là lý do khoai lang được xem như một lựa chọn an toàn cho người đau dạ dày.
Chất xơ giúp cải thiện nhu động ruột và giảm táo bón
Người đau dạ dày thường gặp vấn đề về tiêu hóa, trong đó táo bón là một tình trạng phổ biến. Chất xơ trong khoai lang không chỉ giúp tăng cường nhu động ruột mà còn cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa tổng thể, góp phần làm giảm các triệu chứng khó chịu.
Những món ăn từ khoai lang tốt cho người đau dạ dày
Khoai lang là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ chế biến và phù hợp với nhiều chế độ ăn. Tuy nhiên, đối với người bị đau dạ dày, việc lựa chọn cách chế biến phù hợp và kết hợp với các thực phẩm khác là rất quan trọng để đảm bảo vừa tận dụng lợi ích dinh dưỡng vừa tránh gây tổn thương dạ dày. Bạn có thể tham khảo 4 cách chế biến các món ăn từ khoai lang tốt cho người đau dạ dày như:
1. Chè khoai lang
Chuẩn bị:
- Khoai lang: 200 gram.
- Bột năng.
- Đường 300 gram.
- Nước sạch: 500ml.
Cách thực hiện:
- Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ rồi đem hấp chín.
- Nghiền nát khoai lang, sau đó lăn cùng bột năng và vo tròn thành từng viên như bánh trôi.
- Đun sôi 500ml nước rồi cho đường vào, sau đó thẻ khoai lang vào đun nhỏ lửa.
- Đun đến khi nào viên khoai lang chín nổi lên thì tắt bếp và ăn nóng.
2. Khoai lang hầm sườn non
Chuẩn bị:
- Khoai lang: 200 gram.
- Sườn non: 300 gram.
- Hành, mùi cùng các loại gia vị cần thiết.
Cách thực hiện:
- Khoai lang đem gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng vừa ăn.
- Sườn rửa sạch sau đó trần qua nước sôi để loại bỏ tạp chất.
- Hành rửa sạch, băm nhỏ rồi phi thơm cùng dầu ăn, cho sườn vào xào cùng với một chút hạt nêm.
- Thêm một lượng nước vừa đủ ăn vào nồi đun sôi kĩ nhỏ lửa khoảng 15 phút.
- Thêm khoai vào đun thêm cho sườn và khoai chín mềm.
- Nêm nếm gia vị vừa miệng. Sau đó thêm hành mùi đã thái nhỏ vào.
- Nên ăn khi còn đang nóng ấm sẽ tốt hơn cho người bị đau dạ dày.
3. Khoai lang hấp
Hấp hoặc luộc là cách chế biến giữ được hầu hết dinh dưỡng trong khoai lang mà không thêm dầu mỡ, giúp món ăn trở nên dễ tiêu hóa hơn. Khoai lang mềm, ngọt tự nhiên là lựa chọn lý tưởng để giảm áp lực cho dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.
Chuẩn bị:
- Khoai lang: 2-3 củ.
- Nồi hấp: 1 chiếc.
- Một chút nước sạch.
Cách thực hiện:
- Khoai lang đem gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi cắt khúc ngắn vừa miệng.
- Cho khoai vào nồi hấp cho đến khi khoai chín mềm là được.
4. Soup khoai lang
Soup khoai lang là món ăn nhẹ nhàng, dễ tiêu, đặc biệt phù hợp cho người bị đau dạ dày. Món ăn này vừa giàu dinh dưỡng, bổ sung năng lượng và hỗ trợ quá trình hồi phục của dạ dày.
Chuẩn bị:
- Khoai lang: 2 củ.
- Nước hầm từ xương gà hoặc heo: 500ml.
- Hành tây: 1/2 củ.
- Bơ: 15 gram.
- Bột thì là, tỏi băm, rau mùi, gia vị cần thiết.
Cách thực hiện:
- Khoai lang rửa sạch, gọt bỏ vỏ, cắt khúc hình vuông.
- Hành tây gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu.
- Đun chảy bơ trong nồi, cho hành tây cùng tỏi vào phi thơm.
- Cho nước dùng và khoai vào đun kỹ cho đến khi khoai chín mềm. Dùng muôi đánh nhuyễn.
- Thêm bột thì là cùng các loại gia vị vừa miệng, sau đó cho ra bát.
- Rắc rau mùi băm nhỏ lên trên và thưởng thức khi còn nóng ấm.
Lưu ý khi ăn khoai lang dành cho người bị đau dạ dày
Tuy khoai lang chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa và dạ dày. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý ăn khoai sao cho đúng giúp nâng cao hiệu quả cải thiện triệu chứng đau dạ dày qua những vấn đề dưới đây.
- Người bị đau dạ dày tuyệt đối không ăn khoai lang sống. Chỉ ăn khoai đã được chế biến chín kỹ.
- Nên ăn chậm, nhai kỹ giúp tinh bột trong khoai lang được trộn đều với enzyme amylase chứa trong nước bọt sẽ giúp nâng cao hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa của người bệnh.
- Nên lựa chọn loại khoai lang có màu sắc đậm: Cam, đỏ, tím bởi những loại này chứa chất chống oxy hóa cao hơn so với khoai lang có màu nhạt.
- Mỗi ngày chỉ nên ăn một lượng khoai lang vừa phải từ 100-150 gram. Không nên ăn quá nhiều vì có thể gây ra tình trạng đầy bụng, chướng bụng. Đặc biệt còn phát sinh hiện tượng ợ nóng, ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản.
- Tuyệt đối không ăn vỏ khoai lang bởi vỏ khoai lang chứa nhiều những đốm đen có thể chứa độc tố hoặc bị nhiễm khuẩn. Hãy gọt sạch vỏ khoai lang trước khi chế biến.
- Không ăn khoai lang kèm với quả hồng. Do quả hồng có chứa pectin & tanin. Những hoạt chất này khi kết hợp với lượng đường tự nhiên chứa trong khoai lang sẽ trở thành một chất kết tủa gây hại cho dạ dày, tăng nguy cơ xuất huyết và viêm loét dạ dày.
- Không nên ăn khoai lang khi bụng đang đói do khoai lang chứa lượng đường lớn. Nếu ăn khi bụng rỗng sẽ rất dễ bị tăng tiết dịch vị acid dư thừa khiến người bệnh bị trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn.
- Không nên ăn khoai lang vào buổi tối, bởi khoai lang chứa nhiều tinh bột sẽ khiến người bệnh bị đầy bụng, khó tiêu, mất ngủ tăng áp lực cho dạ dày phải hoạt động về đêm khiến tình trạng đau dạ dày về đêm nặng thêm.