Chào bác sĩ!
Em thường xuyên bị đau bụng, ợ chua, khó tiêu qua thăm khám bác sĩ kết luận dương tính với vi khuẩn Hp. Điều em lo lắng là bạn đời của em hiện đang âm tính với Hp. Em không biết vi khuẩn Hp có lây qua đường tình dục không và bệnh phải điều trị thế nào? Xin bác sĩ giải đáp giúp em. Em cảm ơn!
Chị Lê (Xã Vân Phúc – Phúc Thọ – Hà Nội)
Trả lời
Chào bạn Lê!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chuyên gia sức khỏe của chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc, mời bạn tham khảo những thông tin dưới đây:
Mục lục
Cơ chế lây nhiễm vi khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp có tên đầy đủ là Helicobacter pylori (H. pylori), đây là một loại vi sinh vật thường sinh sản và phát triển trong dạ dày, chúng gây ra nhiều vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Vi khuẩn Hp tồn tại trong dạ dày bằng cách tiết ra Urease (một dạng enzyme) trung hòa nồng độ acid. Khi lượng virus Hp sản sinh quá lớn, chúng tấn công dạ dày khiến dạ dày viêm nhiễm.
Khi người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Hp thì hầu như không có bất cứ triệu chứng nào. Chỉ khi vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày tá tràng thì một số dấu hiệu sau đây có thể xuất hiện:
- Đau bụng, nóng rát vùng thượng vị
- ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu
- Bụng chướng, phình
- Buồn nôn, nôn,
- Rối loạn tiêu hóa
- Nếu viêm loét dạ dày nặng có thể gây đi ngoài phân có màu sẫm, màu đen
- Vết loét chảy máu có thể gây thiếu máu và mệt mỏi.
- Chán ăn
Vi khuẩn HP có thể lây lan qua nhiều con đường khác nhau, bao gồm:
- Qua đường miệng: Việc dùng chung bát đũa, cốc nước, hoặc tiếp xúc gần (như hôn) có thể làm lây nhiễm vi khuẩn HP từ người này sang người khác.
- Qua đường phân - miệng: Khi không đảm bảo vệ sinh, vi khuẩn từ phân người bệnh có thể lây nhiễm qua thực phẩm hoặc nước uống bị ô nhiễm.
- Qua các dụng cụ y tế không được tiệt trùng: Các dụng cụ như ống nội soi dạ dày nếu không được vệ sinh đúng cách có thể là nguồn lây nhiễm HP.
Với cơ chế lây nhiễm đa dạng, vi khuẩn HP dễ dàng lan truyền trong cộng đồng nếu không có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Điều này càng khẳng định tầm quan trọng của việc nâng cao ý thức vệ sinh và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Vi khuẩn Hp có lây qua đường tình dục không?
Vi khuẩn Hp không lây nhiễm qua đường tình dục, đường máu. Tuy nhiên, vi khuẩn Hp có thể tồn tại trong trong dịch vị dạ dày, nước bọt - khoang miệng, dịch cơ thể và vùng sinh dục của người nhiễm nên quan hệ tình dục bằng miệng hoàn toàn có khả năng lây nhiễm với tỷ lệ nhất định.
Ngoài ra, theo nghiên cứu, các dữ liệu trước đây đã cho thấy rằng quan hệ tình dục có thể quan trọng trong việc truyền nhiễm vi khuẩn hp ở những người đồng tính nam khi quan hệ bằng đường miệng - hậu môn. Hoặc nếu quan hệ tình dục bằng miệng qua hậu môn hay âm đạo ở những người có vi khuẩn hp khả năng lây nhiễm vi khuẩn hp là có thể.
Cách phòng ngừa lây nhiễm Hp cho bạn tình
Trong gia đình có người mắc bệnh liên quan đến dạ dày thì nguy cơ nhiễm Hp sẽ cao hơn. Theo thống kê ở các nước phương Tây, vợ hoặc chồng có Hp dương tính thì khả năng bạn đời có Hp dương tính lên đến 68% và nguy cơ lây nhiễm sang con cái là 40%. Dưới đây là một số cách phòng ngừa lây nhiễm Hp qua đường tình dục:
- Nên chung thủy một vợ, một chồng, hiểu rõ lịch sử tình dục của bạn tình và hạn chế số lượng bạn tình.
- Chủ động dùng bao cao su để phòng tránh các bệnh lây lan qua đường tình dục.
- Tránh quan hệ mạnh bạo gây rách da, giao hợp qua đường hậu môn vì có nguy cơ cao mắc vi khuẩn Hp.
- Chú ý tiêm chủng phòng ngừa vắc-xin phòng viêm gan B và một số chủng HPV.
Điều trị vi khuẩn Hp như thế nào?
Nếu người bệnh nhiễm vi khuẩn Hp nhưng không có bất cứ triệu chứng nào thì không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu nhiễm vi khuẩn Hp gây viêm loét, đau đớn và có những triệu chứng khó chịu thì cần có phương pháp điều trị vi khuẩn Hp giúp làm lành niêm mạc dạ dày tá tràng và ngăn ngừa biến chứng, nguy cơ tái phát.
1. Sử dụng thuốc Tây y điều trị vi khuẩn Hp
Thuốc Tây y là phương pháp lựa chọn đầu tiên để điều trị vi khuẩn Hp bởi nó tác động mạnh, mang lại hiệu quả nhanh giảm triệu chứng. Thông thường, dựa vào kết quả test Hp bên trên, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp.
Để điều trị vi khuẩn Hp, bác sĩ thường kết hợp 2-3 loại thuốc, một số loại thuốc được chỉ định để tiêu diệt và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn Hp:
- Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, Tetracycline, Clarithromycin, Metronidazol, Tinidazol,... giúp tiêu diệt vi khuẩn Hp, ức chế sự sản sinh và phát triển của vi khuẩn Hp trong dạ dày.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Prostaglandin, Sucralfate,... thường kết hợp với thuốc kháng sinh để vừa có thể đối phó với vi khuẩn Hp, vừa giúp đảm bảo lớp niêm mạc dạ dày không chịu ảnh hưởng bởi thuốc đặc trị.
- Thuốc giảm tiết và trung hòa acid: Varogel, Phosphalugel, Pepsane, Grangel... giúp hạn chế sự tác động của dịch vị dạ dày đến những tổn thương tại đây để niêm mạc dạ dày có thời gian lành lại.
2. Chế độ ăn uống khoa học
Song song với việc điều trị vi khuẩn Hp bằng thuốc tây, người bệnh cũng nên thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh sẽ góp phần giúp tiêu diệt vi khuẩn HP nhanh chóng hơn.
Ngoài đảm bảo các yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và có khả năng chống lại vi khuẩn như:
- Bổ sung các loại rau xanh, củ quả chứa nhiều vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa: bắp cải, bông cải xanh, súp lơ, củ cải, cà rốt, ớt chuông, cải xoăn, cải bó xôi, việt quất, mâm xôi, dâu đen, dâu tây, anh đào…
- Bổ sung các thực phẩm chứa lợi khuẩn tốt cho dạ dày: sữa chua, nấm sữa kefir…
- Bổ sung một số thực phẩm là khắc tinh của vi khuẩn Hp như: mật ong, cam thảo, tỏi, tinh bột nghệ, trà xanh.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần hạn chế các thực phẩm có hại, làm nặng thêm các triệu chứng:
- Bia rượu, cà phê, nước uống có ga, chất kích thích
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, gia vị cay, nóng
- Đồ ăn chứa nhiều acid: chanh, cam, quýt…
3. Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Theo khuyến cáo, vi khuẩn Hp có thể tái phát dù đã điều trị thành công, vì vậy, người bệnh đừng quên duy trì lối sống lành mạnh để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa Hp tái phát:
- Nên có thói quen rửa tay sạch trước khi ăn.
- Rửa tay sau khi đi vệ sinh.
- Hạn chế dùng chung những dụng cụ như bàn chải đánh răng, cốc uống nước...
- Bảo quản thức ăn không để phơi nhiễm với các loại côn trùng
- Ăn các loại rau quả củ tươi rõ nguồn gốc xuất sứ, được trồng theo tiêu chuẩn sạch
- Hạn chế thức khuya và quản lý căng thẳng stress.
Bình Vị Thái Minh ức chế vi khuẩn HP giải pháp cho người bệnh!
Ngoài việc sử dụng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, người bệnh có thể sử dụng Bình Vị Thái Minh để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa vi khuẩn Hp.
Bình Vị Thái Minh là sự kết hợp giữa bộ đôi thành phần hoạt chất Mucosave FG (Nhập khẩu trực tiếp từ Ý) kết hợp với Giganosin và các vị thuốc dân gian Núc nác và Thương truật đã được chứng minh hiệu quả, nên an toàn cho người bệnh mà không gây tác dụng phụ.
Sản phẩm đã được trường Đại Học y Hà Nội nghiên cứu đánh giá tác dụng điều trị trên bệnh trào ngược dạ dày thực quản và viêm loét dạ dày tá tràng mang lại hiệu quả:
- Hỗ trợ giảm tiết, trung hòa acid dịch vị, giúp niêm giảm dạ dày được bảo vệ khỏi sự bào mòn của acid dịch vị, giảm nhanh hiện tượng trào ngược dạ dày
- Giảm đau, chống viêm, giảm nhanh triệu chứng viêm, hỗ trợ hồi phục vết loét, giảm đau dạ dày
- Hỗ trợ ức chế vi khuẩn HP – nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày
- Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, hỗ trợ giảm trào ngược, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất
Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Thông tin trên đã giúp giải đáp thắc mắc vi khuẩn Hp có lây qua đường tình dục không và cách điều trị, phòng ngừa vi khuẩn Hp. Mong rằng bạn Lê đã có thêm thông tin và phương pháp điều trị bảo vệ sức khỏe của mình. Nếu có băn khoăn gì, bạn hãy liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800 6397 để được các dược sỹ chuyên môn tư vấn thêm về bệnh nhé. Chúc bạn luôn khỏe!
Thu Linh đã bình luận
Ăn uống, sinh hoạt chung, tiếp xúc gần cũng lây vi khuẩn Hp. Mình cũng bị viêm loét dạ dày, có lẽ mình phải đi khám xem có vi khuẩn Hp không?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn!
Không biết các triệu chứng bạn đang gặp phải là gì? Nếu bạn bị viêm loét dạ dày kèm theo các biểu hiện như trong bài viết giới thiệu. Bạn nên đi khám để xác định có vi khuẩn Hp hay không nhé.Nếu bạn vẫn còn những câu hỏi khác có thể gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 1800 6397 để được các dược sĩ tư vấn chi tiết hơn
Chu Thị Cúc đã bình luận
Dùng Bình Vị Thái Minh bao lâu thì hiệu quả?
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn!
Tùy theo mức độ nặng nhẹ của người bệnh cũng như cơ địa của mỗi người mà thời gian cải thiện có thể khác nhau. Thông thường, sau khoảng 3 tuần uống Bình Vị Thái Minh, các triệu chứng khó chịu thường cải thiện khá tốt. Không biết bạn đang gặp phải tình trạng gì? Nếu bạn vẫn còn những câu hỏi khác có thể gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 1800 6397 để được các dược sĩ tư vấn chi tiết hơn