HP là một loại vi khuẩn sinh sống trong dạ dày của con người. Khi chúng sinh sôi và phát triển trong dạ dày sẽ là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng, thậm chí là ung thư dạ dày. Vậy vi khuẩn HP trong dạ dày có lây không? Lây nhiễm qua đường nào?
Mục lục
Vi khuẩn HP là gì?
HP có tên khoa học là Helicobacter Pylori (H. Pylori) là một loại vi khuẩn sống ký sinh trong dạ dày. Đây là vi khuẩn duy nhất có thể tồn tại trong môi trường axit khắc nghiệt của dạ dày nhờ khả năng tiết ra enzyme urease. Enzyme này có khả năng làm trung hòa nồng độ acid trong dạ dày, tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển.
Theo các chuyên gia, có đến hơn nửa dân số trên thế giới bị nhiễm vi khuẩn HP, tính riêng ở Việt Nam thì số người nhiễm lên đến 70% dân số. Thế nhưng, đa phần những người nhiễm khuẩn HP thường không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào về bệnh lý của bệnh dạ dày.
Trên thực tế có khoảng 10 % người nhiễm vi khuẩn HP có nguy cơ bị viêm loét dạ dày và 1% bị ung thư.
Vi khuẩn HP trong dạ dày có lây không?
“Có”. Thậm chí tỷ lệ lây nhiễm vi khuẩn HP còn rất cao.
Vi khuẩn HP không chỉ được tìm thấy trong dạ dày, mà chúng còn xuất hiện ở khoang miệng, nước bọt, cao răng, tá tràng, đại tràng, thực quản, hoặc những nơi có dị sản của dạ dày. Vi khuẩn HP được xem là một loại vi khuẩn duy nhất có khả năng tồn tại và phát triển được ở môi trường acid đậm đặc trong dạ dày.
Những tổn thương tại dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP gây ra tương đối chậm và có thể hình thành trong nhiều năm, nhiều trường hợp phải mất đến hơn 30 năm mới xuất hiện các triệu chứng của bệnh.
Vi khuẩn HP trong môi trường tự nhiên sẽ tồn tại ở dạng xoắn cầu hoặc khuẩn cầu. Khi ở dạng xoắn chúng chỉ tồn tại được trong nước khoảng vài giờ đồng hồ, thế nhưng khi ở dạng cầu thì vi khuẩn HP có khả năng tồn tại trong nước với thời gian lên đến một năm.
Vi khuẩn HP trong dạ dày lây qua đường nào?
Vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm qua 4 con đường phổ biến dưới đây:
- Đường phân – tay chân: Vi khuẩn HP xuất hiện cả trong phân của người bệnh, nếu không rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh, vi khuẩn có thể lây qua tay nắm cửa, vật dụng chung hoặc do côn trùng (ruồi, muỗi, kiến, gián) tiếp xúc với thức ăn.
- Đường miệng – dạ dày: Người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản có chứa vi khuẩn HP, khi bị ợ chua hoặc trào ngược acid dư thừa trong dịch vị dạ dày lên thực quản và khoang miệng, sau đó bị ho, hắt hơi hoặc ăn uống chung với người khác sẽ là nguyên nhân lây nhiễm vi khuẩn HP cho mọi người.
- Đường dạ dày – dạ dày: xảy ra tại các cơ sở y tế. Nếu dụng cụ nội soi dạ dày nếu không được vệ sinh đúng cách tại cơ sở y tế có thể sẽ gây lây nhiễm từ người này sang người khác.
- Đường miệng – miệng: Vi khuẩn HP tồn tại được trong nước bọt, cao răng, khoang miệng vì thế có thể lây từ người này sang người khác qua các hành động như: bón, mớm, hôn hay sử dụng chung bát, đũa, thìa, bàn chải đánh răng, cốc nước,… với người nhiễm HP
Cách phòng ngừa vi khuẩn HP lây nhiễm
Vi khuẩn HP có tỷ lệ lây nhiễm rất cao, vì vậy người bệnh cần nắm rõ những phương pháp phòng ngừa lây nhiễm từ loại vi khuẩn này, có thể áp dụng các cách sau đây:
- Ăn uống hợp vệ sinh: Chế biến thức ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nên ăn chín, uống sôi, tránh ăn thực phẩm tươi sống, đặc biệt là thịt và rau quả chưa rửa sạch.
- Cẩn trọng khi ăn các loại đồ ăn tái sống, gỏi,… hoặc các loại thức ăn lên men như mắm tôm, mắm ruốc bởi chúng là các loại thực phẩm kém vệ sinh nên rất dễ lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh về đường tiêu hóa trong đó có vi khuẩn HP.
- Rửa tay thường xuyên và đúng cách: Vi khuẩn HP có thể lây qua đường phân – miệng, vì vậy việc rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với các vật dụng bẩn là rất quan trọng. Rửa tay kỹ với xà phòng và nước là cách đơn giản để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường: Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, tránh tiếp xúc với phân động vật hoặc nguồn nước ô nhiễm. Các khu vực công cộng, trường học và bệnh viện cần thực hiện vệ sinh kỹ lưỡng để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn HP.
- Không hôn trẻ nhỏ, đặc biệt không nhá cơm rồi bón cho trẻ nếu người lớn nghi ngờ bản thân nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày.
- Thận trọng mỗi khi ăn bên ngoài, đặc biệt là các hàng quán ven đường bởi chất lượng vệ sinh dụng cụ cá nhân của họ không cẩn thận sẽ không loại bỏ được vi khuẩn bám trên bề mặt.
- Không chia sẻ đồ dùng cá nhân: không nên chia sẻ bát đũa, cốc, muỗng, bàn chải đánh răng hoặc những vật dụng cá nhân khác với người khác, đặc biệt là với người có dấu hiệu nhiễm HP hoặc đang bị bệnh dạ dày. Hạn chế tối đa việc người bệnh dùng đũa của mình đảo ngoáy thức ăn trên bàn ăn trong mỗi bữa cơm gia đình có mọi người cùng ngồi ăn chung.
- Khám sức khỏe định kỳ: Nếu có các triệu chứng bất thường về tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, hoặc viêm loét dạ dày, việc khám bệnh định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời là rất cần thiết. Việc phát hiện sớm giúp hạn chế vi khuẩn HP lây lan trong cộng đồng.
Những thói quen vệ sinh và phòng ngừa đơn giản này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP và bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Chẩn đoán và điều trị vi khuẩn HP bằng cách nào?
Chẩn đoán
Thông thường thì các triệu chứng bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP thường diễn ra rất thầm lặng và thời gian kéo dài mới có thể phát hiện ra, để chẩn đoán chính xác cần thông qua các phương pháp dưới đây:
Phương pháp xâm lấn: bác sĩ tiến hành nội soi dạ dày tá tràng để đánh giá mức độ viêm loét dạ dày tá tràng. Đồng thời trong quá trình nội soi bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô sinh thiết để tiến hành test nhanh urease làm sinh thiết mô bệnh học hoặc nuôi cấy vi khuẩn.
Phương pháp không xâm lấn:
- Xét nghiệm vi khuẩn HP trong phân của người bệnh.
- Xét nghiệm test hơi thở.
- Xét nghiệm tìm ra kháng thể HP trong máu (phương pháp này ít được dụng).
Điều trị vi khuẩn HP như thế nào?
Điều trị vi khuẩn HP thường được áp dụng cho các đối tượng bị viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, xuất huyết giảm tiểu cầu, polyp dạ dày,… Việc điều trị vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) cần được thực hiện theo phác đồ của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và tránh kháng thuốc. Hiện nay, phác đồ điều trị HP thường bao gồm sự kết hợp của thuốc kháng sinh và thuốc giảm tiết axit dạ dày trong khoảng 10 – 14 ngày thường gồm ba hoặc bốn loại thuốc kết hợp:
- Thuốc kháng sinh: Thường sử dụng hai loại kháng sinh như Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole hoặc Levofloxacin để tiêu diệt vi khuẩn HP.
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Như Omeprazole, Esomeprazole, Lansoprazole,… giúp giảm tiết axit dạ dày, tạo môi trường thuận lợi cho kháng sinh hoạt động hiệu quả hơn.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (nếu cần): Bismuth có thể được sử dụng trong một số phác đồ để tăng hiệu quả điều trị.
Tùy vào tình trạng bệnh, tiền sử sử dụng kháng sinh và mức độ kháng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ phù hợp.
Các bác sĩ chuyên khoa nhấn mạnh, để điều trị vi khuẩn HP trong dạ dày đạt hiệu quả, người bệnh phải tuyệt đối dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý ngưng dùng thuốc hoặc tăng, giảm liều bởi điều này không những không tiêu diệt được vi khuẩn mà có thể gây kháng thuốc, nhờn thuốc khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn kết hợp thêm các phương pháp hỗ trợ điều trị khác.
Bên cạnh đó người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt cho phù hợp để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
Bình Vị Thái Minh – giải pháp ức chế vi khuẩn HP hiệu quả
Với người bị nhiễm vi khuẩn HP, để ức chế bệnh hiệu quả, có thể sử dụng thêm viên uống Bình Vị Thái Minh để bảo vệ sức khỏe dạ dày của mình.
Bình Vị Thái Minh ra đời là giải pháp hàng đầu giúp người bệnh trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày vượt qua các triệu chứng khó chịu của bệnh. Sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược nổi tiếng rất tốt cho dạ dày như: GIGANOSIN (Chiết xuất từ Dạ cẩm và Lá khôi), Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu), cao núc nác, cao thương truật nên mang đến cơ chế tác động toàn diện: Vừa trung hòa acid dịch vị, vừa giảm viêm, cải thiện hiệu quả các triệu chứng. Bởi vậy người bệnh không cần phải dùng phối hợp nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Sản phẩm đã được chứng minh và nhà nước chứng nhận với công dụng như sau:
- Ức chế vi khuẩn HP – nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày
- Trung hòa, giảm acid dịch vị, ngăn hiện tượng trào ngược acid dạ dày, cải thiện viêm loét dạ dày
- Bao bọc, bảo vệ niêm mạc, giảm các cơn đau ở dạ dày, ngăn cản sự bào mòn của acid dịch vị, từ đó tạo thời gian trống để các tế bào niêm mạc tự phục hồi
- Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, giảm trào ngược, đầy hơi, ợ nóng, ợ chua
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất
Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.