Vi khuẩn Hp là nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau dạ dày. Để điều trị và kiểm soát tình trạng đau dạ dày do Hp, việc dùng đúng loại thuốc điều trị là rất cần thiết. Dưới đây là một số loại thuốc điều trị đau dạ dày có vi khuẩn Hp giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.
Mục lục
Đau dạ dày Hp là gì?
Vi khuẩn Hp có tên khoa học là Helicobacter Pylori (H. Pylori). Đây là loại xoắn quẩy hình que, sống trong môi trường có không khí, có một túm lông ở một đầu, nhờ những lông này mà vi khuẩn có thể chuyển động được. Sở dĩ chúng có thể sống trong môi trường axit như dạ dày bởi chúng có cơ chế tiết Enzym Urease giúp trung hòa axit trong dạ dày. Khi đó, cơ thể lại tiết ra một loại chất kháng viêm, chính chất này lại gây hại cho niêm mạc của dạ dày.
Đau dạ dày Hp là tình trạng đau dạ dày do HP gây ra, qua thăm khám làm test xét nghiệm thấy có Hp trong dạ dày với những triệu chứng đặc trưng như:
- Đau hoặc nóng rát ở vùng thượng vị.
- Buồn nôn, nôn
- Chán ăn
- Ợ hơi
Việc sử dụng thuốc điều trị là cần thiết bởi thuốc có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả, giảm nhanh tình trạng đau dạ dày cải thiện bệnh nhanh chóng.
Đau dạ dày có vi khuẩn Hp uống thuốc gì?
Có nhiều loại thuốc điều trị vi khuẩn Hp, dưới đây là một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định sử dụng:
1. Amoxicillin
Amoxicillin là một loại kháng sinh thuộc nhóm penicillin được sử dụng nhiều trong điều trị các loại bệnh nhiễm khuẩn hiện nay. Đây là một biệt dược thuộc nhóm chống nhiễm khuẩn cao có khả năng ngăn ngừa, ức chế quá trình sinh trưởng của vi khuẩn Hp. Thông thường kháng sinh này sẽ được dùng kết hợp với một số loại kháng sinh khác để điều trị bệnh, ngăn ngừa tái phát đau dạ dày.
Amoxicilline có thể tồn tại dưới nhiều dạng như: bột pha siro, bột tiêm, viên nén dài bao phim, viên ngậm, viên nang cứng, viên nén nhai, thuốc cốm v.v…
Cách sử dụng amoxicillin:
Liều dùng thuốc Amoxicillin phụ thuộc vào nhiều yếu tố (tuổi, cân nặng của bệnh nhân, dạng bào chế của thuốc, khả năng đào thải của thận và mức độ nặng của nhiễm khuẩn)
- Ở người lớn: 500 mg – 1000 mg/lần x 2 – 3 lần/ngày.
- Trẻ em: 25 – 50 mg/kg/ngày được chia thành 2 – 3 lần dùng trong ngày, trường hợp nhiễm khuẩn nặng, liều dùng có thể tăng tới 80 – 100 mg/kg/ngày
Có thể dùng amoxicillin cùng hoặc không cùng với thức ăn. Với dạng viên nén nên uống trong vòng một giờ sau ăn
Tác dụng phụ không mong muốn:
Amoxicillin ít gây tác dụng phụ. Trong một số ít trường hợp dùng Amoxicillin có thể gặp triệu chứng:
- Buồn nôn, nôn.
- Tiêu chảy
- Ngứa, phát ban
- Sưng mắt, khó thở…
2. Metronidazol
Thuốc Metronidazol là một trong những loại kháng sinh thuộc nhóm 5 Nitroimidazole, có tác dụng diệt khuẩn tốt trên các vi khuẩn kỵ khí (sinh trưởng trong môi trường không có oxy). Metronidazol còn tác dụng trên vi khuẩn Hp – tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng. Vì vậy, Metronidazol có thể được là 1 lựa chọn trong phác đồ phối hợp tiệt trừ vi khuẩn Hp.
Cách sử dụng Metronidazol:
- Người lớn: 1,5g/ngày, chia làm 3 lần.
- Trẻ em: 30 – 40 mg/kg/ngày, chia làm 3 lần.
Sử dụng thuốc dưới dạng viên nén, người bệnh uống cùng với thức ăn để tăng hiệu quả. Khi uống cần nuốt nguyên viên, không được nhai, bẻ hoặc nghiền nhỏ thuốc. Với thuốc ở dạng hôn dịch, nên uống khi bụng rỗng, uống ít nhất trước bữa ăn khoảng 1 giờ.
Lưu ý: Phụ nữ có thai và cho con bú muốn sử dụng cần tham khảo tư vấn bác sĩ.
Tác dụng phụ không mong muốn:
Người dùng hiếm gặp các phản ứng phụ khi sử dụng thuốc Metronidazol. Tuy nhiên, vẫn có một số tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng được ghi nhận như:
- Đau đầu, đau mắt.
- Ho, ngạt mũi, đau họng.
- Gặp các vấn đề tiêu hóa: nôn, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, chán ăn.
3. Clarithromycin
Clarithromycin thuộc nhóm Macrolid, là loại kháng sinh bán tổng hợp điều trị viêm đau dạ dày rất hữu hiệu trong đó có vi khuẩn Hp. Nó có khả năng ức chế quá trình sinh tổng hợp protein của Hp giúp tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Đây là loại kháng sinh không bị ảnh hưởng bởi axit dịch vị dạ dày, bao phủ tốt và thấm sâu vào lớp niêm mạc dạ dày, giúp quá trình diệt khuẩn không bị ngăn cản bởi môi trường bên trong đường tiêu hóa.
Cách sử dụng clarithromycin:
- Người lớn: Uống 500mg/ lần x 3 lần/ ngày
- Trẻ em: Trước khi dùng nên tham khảo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
Lưu ý: Không dùng cho trẻ 6 tháng tuổi, người dị ứng với thành phần nào của thuốc, người bị suy gan, thận, người già, người có tiền sử bệnh tim mạch, rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim.
Tác dụng phụ:
Clarithromycin được đánh giá là một trong những loại kháng sinh ít có tác dụng phụ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thuốc có thể gây ra một số triệu chứng:
- Đau tức ngực, khó thở, tim đập nhanh.
- Sốt phát ban, nổi mề đay.
- Tiêu chảy, nôn mửa.
- Nhức mỏi cơ thể.
4. Tetracyclin
Tetracyclin là loại kháng sinh thường được kê đơn cùng phối hợp với các loại kháng sinh khác để diệt vi khuẩn Hp. Loại kháng sinh này có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn gây bệnh, từ đó kết hợp với các loại thuốc khác tiêu diệt triệt để Hp.
Cách sử dụng Tetracyclin:
- Người lớn: Liều lượng theo kê đơn của bác sĩ, uống trước khi ăn 1 tiếng hoặc sau ăn 2 tiếng, nên uống cách nhau 6 tiếng.
- Trẻ em: Khi sử dụng nên tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Lưu ý: Không dùng Tetracyclin cho phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 8 tuổi.
Tác dụng phụ:
Dùng Tetracyclin có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn:
- Đau mỏi toàn thân, đau đầu, sốt.
- Suy giảm thị lực.
- Tiểu rắt.
- Chán ăn, buồn nôn, nôn.
5. Esomeprazole
Esomeprazole thuộc nhóm ức chế Proton có tác dụng giảm axit dịch vị dạ dày.Thông thường, loại thuốc này được sử dụng kết hợp với thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn Hp giúp hỗ trợ kháng sinh làm việc tốt trong môi trường axit dạ dày. Cơ chế hoạt động của Esomeprazole làm ức chế men H+/ K+ ATPase, từ đó ức chế bơm proton của tế bào, giảm tổn thương niêm mạc, loại bỏ các triệu chứng ợ hơi, khó tiêu của trào ngược dạ dày.
Cách sử dụng Esomeprazole:
- Người lớn: 40mg chia làm 2 lần trong ngày.
- Trẻ em: Sử dụng theo chỉ định kê đơn của bác sĩ.
Lưu ý: Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về việc kết hợp với các loại thuốc khác. Khi sử dụng nên duy trì liên tục, không tự ý ngưng sử dụng hay thay đổi liều lượng. Không dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú, người mắc bệnh gan.
Tác dụng phụ:
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:
- Gây chóng mặt, tim đập nhanh.
- Cơ thể khó chịu, bồn chồn.
- Đi ngoài ra máu.
- Cảm giác khó nuốt, nghẹn ở cổ họng.
- Các cơ hoạt động yếu, co giật.
6. Bismuth subcitrate
Bismuth subcitrate là nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc, làm chậm quá trình phát triển của các loại vi khuẩn. Chúng thường được sử dụng kết hợp nhằm hỗ trợ các loại thuốc kháng sinh khác trong quá trình điều trị vi khuẩn Hp. Công dụng chính của thuốc là làm giảm tổn thương vết loét trên niêm mạc dạ dày, ngăn vết loét lan rộng đồng thời hỗ trợ ức chế vi khuẩn Hp.
Cách sử dụng Bismuth subcitrate:
- Người lớn: 120 mg x 4 lần/ ngày hoặc 240 mg x 2/ngày vào sáng và tối.
- Trẻ em: Sử dụng khi có chỉ định kê đơn của bác sĩ chuyên khoa.
Lưu ý: Không sử dụng Bismuth subcitrate cho phụ nữ có thai và người mắc bệnh thận.
Tác dụng phụ:
Bản chất của Bismuth subcitratet là một kim loại nặng nên gây ra khá nhiều tác dụng phụ đáng ngại như:
- Gây nôn mửa.
- Làm lưỡi chuyển màu tối.
- Đi ngoài ra phân màu tối.
- Có thể gây suy gan, thận.
- Một số trường hợp nghiêm trọng có nguy cơ tử vong
Chính vì vậy, trong quá trình trị, người bệnh nên theo dõi sát sao và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng cũng như thời gian sử dụng. Khi có bất cứ dấu hiệu nào khác lạ nên ngưng sử dụng và báo ngay cho bác sĩ điều trị.
7. Levofloxacin
Levofloxacin là một loại kháng sinh cực mạnh thuộc nhóm Quinolon có khả năng điều trị vi khuẩn Hp hiệu quả. Đây là loại thuốc kháng sinh được sử dụng trong phác đồ điều trị vi khuẩn Hp cuối cùng.
Cách dùng Levofloxaci:
Người lớn: 1 viên/ ngày.
Lưu ý: Không dùng cho trẻ em đang trong độ tuổi phát triển.
Tác dụng phụ:
Levofloxacin là loại kháng sinh cực mạnh nên chúng gây ra khá nhiều tác dụng phụ nhất là dùng cho trẻ em. Một số tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng Levofloxacin như:
- Tiêu chảy, buồn nôn.
- Nhức đầu chóng mặt.
- Dị ứng ngoài da.
- Gây tăng áp lực nội sọ.
☛ Tham khảo thêm: Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị đau dạ dày Hp
Đau dạ dày Hp là bệnh dễ tái phát để sử dụng thuốc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên lưu ý:
- Khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, nên qua thăm khám và kê đơn của bác sĩ.
- Để điều trị triệt để, bác sĩ có thể cần sử dụng phác đồ phối hợp nhiều loại thuốc.
- Tỷ lệ kháng thuốc làm giảm khả năng điều trị vi khuẩn Hp hiện đang khá cao, để hạn chế tình trạng kháng thuốc người bệnh tuyệt đối cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, sử dụng dùng thuốc đủ liều lượng, đủ thời gian, đúng thời điểm để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Không được bỏ dở thuốc, đặc biệt là khi sử dụng các loại kháng sinh.
- Trước khi dùng, nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
- Ngoài việc điều trị theo phác đồ, người bệnh cũng cần xây dựng một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
Tham khảo thêm sản phẩm Bình vị Thái Minh
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị đau dạ dày có vi khuẩn Hp, người bệnh có thể tham khảo sử dụng viên uống Bình Vị Thái Minh. Sản phẩm có chứa bộ đôi hoạt chất Mucosave FG (Nhập khẩu trực tiếp từ Ý) kết hợp với Giganosin đem lại hiệu quả tích cực cho người trào ngược, viêm loét dạ dày. Đặc biệt là hoạt chất hedyocapitelline và hedyocapitine không chỉ hỗ trợ giảm đau, chống viêm mà còn có tác dụng hỗ trợ ức chế hoạt động của chủng vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) gây đau dạ dày.
Các thành phần trong viên nén Bình Vị Thái Minh: Mucosave FG HIA, Giganosin, Thương truật, Núc nác giúp:
- Hỗ trợ giảm acid dịch vị, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Hỗ trợ cải thiện và giảm thiểu các biểu hiện của viêm loét dạ dày
Sản phẩm được người bị đau dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày tin dùng!
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất
Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Nếu còn bất cứ băn khoăn gì cũng như muốn tư vấn về sản phẩm, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất nhé.