Trào ngược dạ dày

3 Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu tại nhà đơn giản

Trào ngược dạ dày với những triệu chứng khó chịu như ợ nóng, ợ chua, đau rát vùng thượng vị,...đã gây ra không ít phiền toái và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh các phương pháp điều trị tây y, nhiều người đã hướng tới các bài thuốc dân gian bằng lá trầu không. Vậy chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả? Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác. Những cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không Chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không hiệu quả không? Câu trả lời là CÓ. Từ xưa tới nay, lá trầu không luôn được đánh giá cao bởi hiệu quả liên quan tới bệnh lý dạ dày như trào ngược, đau dạ dày,...Theo đông y, nguyên nhân được lý giải là do nguyên liệu này có vị cay, tính ấm, mang lại khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm. Đồng thời kiểm soát được lượng axit trong thành dạ dày nên sẽ góp phần giảm tình trạng trào ngược. Người bệnh có thể ngâm 10 lá trầu không với nước muối loãng cho sạch rồi đem đi nấu với 300ml nước. Còn theo các nhà khoa học, trong lá trầu không có chứa tanin, giúp làm lành vết loét ở dạ dày. Hơn nữa còn giúp người bệnh cân bằng độ pH, hạn chế và ngăn cản quá trình phát triển của vi khuẩn gây bệnh cùng các gốc tự do. Bên cạnh đó, các khoáng chất và vitamin trong lá trầu còn giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây trào ngược. Mặc dù Lá trầu không vừa lành tính, an toàn lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng hiệu quả còn phải phù thuộc vào cơ địa mỗi người. Trường hợp bệnh đang ở mức độ nhẹ hoặc mới khởi phát thì khá phù hợp. Còn đối với những người bị nặng thì chữa dạ dày bằng lá trầu không có thể chưa phát huy được hết hiệu quả. Do đó, trong mọi trường hợp, hãy tới gặp bác sĩ để được tư vấn và chữa trị kịp thời. Có thể chữa đau dạ dày bằng lá trầu không 3 cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không Lá trầu không rất phổ biến nên dễ kiếm và trồng, thêm vào đó là chi phí rất rẻ. Tuy nhiên, nó chỉ phát huy đúng tác dụng nếu biết cách sử dụng hợp lý. Dưới đây là 3 phương pháp chữa dạ dày bằng lá trầu không tại nhà mà người bệnh có thể tham khảo: Nhai trực tiếp lá trầu không Chuẩn bị 2 lá trầu không tươi và non, rửa rồi rồi ngâm với nước muối loãng để rửa sạch bụi bẩn và vi khuẩn. Đợi cho tới khi ráo nước và nhai lá thật kỹ. Lúc này, các hoạt chất sẽ từ từ đi vào cổ họng và phát huy tác dụng vốn có để làm triệu chứng nhanh chóng thuyên giảm. Nên thực hiện đều đặn hàng ngày để đẩy lùi các triệu chứng bệnh trào ngược nhanh chóng. Cách chữa dạ dày bằng lá trầu không nhai sống Đắp lá trầu không với muối lên bụng Chuẩn bị khoảng 10 lá trầu không, rửa cho thật sạch rồi ngâm cùng nước muối loãng trong 15 phút. Chuẩn bị chày cối, cho lá trầu cùng vài hạt muối vào rồi nghiền nát. Có thể sử dụng máy xay sinh tố để tiết kiệm thời gian. Dùng hỗn hợp vừa xay đắp lên bụng, đặc biệt là vùng thường đau quặn và xoa bóp nhẹ nhàng. Nên áp dụng 2 – 3 lần/tuần để giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày. Uống nước lá trầu không Chuẩn bị 5 lá trầu không tươi, đem rửa sạch rồi ngâm với nước muối trong khoảng 15 phút để sạch bụi bẩn, vi khuẩn. Vò nát lá trầu rồi cho vào 200 – 300ml nước đun sôi nước trầu nguội thì đổ ra uống. Người bệnh nên uống 1 cốc mỗi ngày trước bữa ăn 60 phút. Uống đều đặn sẽ giúp giảm triệu chứng ợ hơi, ợ nóng sau vài ngày. Dùng kiên trì 1 tháng để thấy rõ hiệu quả. Một số lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không Trào ngược dạ dày rất dễ tiến triển thành mãn tính, do đó trước khi thực hiện cách chữa tại nhà nào, người bệnh cần tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Cách dùng lá trầu không được đánh giá là có hiệu quả nhưng cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn: Khi mắc bệnh về dạ dày cần thiết lập lối sống lành lạnh, biết cách ăn uống, nghỉ ngơi. Ví dụ như thường xuyên tập thể dục, ăn đồ healthy, tránh đồ dầu mỡ và đi ngủ sớm. Ăn đúng bữa, đúng giờ, không ăn quá nhanh mà phải từ tốn để thức ăn có thời gian tiêu hóa. Chữa bằng lá trầu không có thể đem đến hiệu quả chậm, do đó cần phải có sự kiên trì, không nên quá nóng vội. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, hạn chế khuân vác nặng và hoạt động gắng sức Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường sức đề kháng. Không nên ăn thực phẩm chứa nhiều axit, đồ cay nóng.  Tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu bia,...khi bị trào ngược dạ dày. Trên đây là tổng hợp 3 cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không phổ biến, được nhiều người áp dụng. Thực tế, cả y học hiện đại và y học cổ truyền đều công nhận về hiệu quả của lá trầu không đối với trào ngược dạ dày hay các bệnh lý khác như đau dạ dày, viêm loét. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhé. >> Xem thêm: Nửa đêm đau dạ dày phải làm sao? Lời khuyên từ bác sĩ Uống lá gì để mát gan bổ thận? 10 Loại lá dân gian quen thuộc Cách chữa trào ngược dạ dày bằng chuối xanh lành tính

Trào ngược dạ dày nên ăn gì? Xếp hạng 15+ thứ tốt nhất

Theo thống kê, tại Việt nam có đến hơn 7 triệu người đang mắc trào ngược dạ dày. Việc chọn lựa các loại thực phẩm tiêu thụ hằng ngày tác động không nhỏ đến diễn biến tình trạng bệnh. Vậy, bị trào ngược dạ dày nên ăn gì? kiêng gì? để cải thiện triệu chứng bệnh ngay sau đây. Trào ngược dạ dày nên ăn gì? 1. Bông cải xanh Theo nghiên cứu, trong bông cải xanh có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất rất tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa, chống trào ngược dạ dày và phòng ngừa bệnh ung thư: Chất xơ Protein Vitamin (vitamin C, vitamin K, vitamin B9…) Khoáng chất (chất sắt, mangan, kali…) Hợp chất thực vật (Kaempferol, Carotenoid, Indole-3-carbinol, Sulforaphane). Trong bông cải xanh có những thành phần giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, sức đề kháng và điều trị chứng rối loạn dạ dày.  Hàm lượng chất xơ trong bông cải xanh giúp ;làm sạch ruột, chống táo bón, giảm ợ nóng, ợ hơi, đầy bụng và cải thiện cảm giác buồn nôn, khó chịu. >Trào ngược dạ dày kiêng ăn gì? Nên ăn gì để mau hồi phục 2. Nghệ Trong nghệ có hoạt chất curcumin và một số thành phần quan trọng khác giúp ngăn chặn quá trình hình thành và phát triển bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư ruột kết và ung thư dạ dày) và chữa lành những tổn thương trong niêm mạc dạ dày đồng thời cải thiện sức đề kháng, kích thích ăn ngon và giảm trào ngược dạ dày thực quản. Nghệ tươi nổi tiếng với khả năng chống viêm loét dạ dày, giảm đau bụng, hỗ trợ diệt vi khuẩn HP và phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản. Theo kết quả nghiên cứu, hàm lượng curcumin, demethoxycurcumin và bisdemethoxycurcumin trong nghệ có tác dụng kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, giảm cảm giác buồn nôn và làm dịu cơn đau ở bụng. 3. Gừng >#10+Triệu chứng trào ngược dạ dày phổ biến Gừng là thực phẩm chống buồn nôn, phòng ngừa viêm loét rất tốt. Theo nghiên cứu, trong gừng có chúa các khoáng chất, vitamin, đạm, cacbohydrat, zingiberene, sesquiphellandrene… còn có tác dụng điều trị đau bụng kinh, viêm xương khớp, liệt dạ dày và làm ấm bụng. Với người bệnh trào ngược dạ dày, bổ sung gừng thường xuyên giúp hạn chế trào ngược dạ dày thực quản và phòng ngừa viêm loét và còn giảm cảm giác buồn nôn. Bởi, trong gừng có chứa các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic trong loại thực phẩm này có tác dụng kháng viêm, phòng ngừa tăng tiết axit và ổn định các hoạt động của hệ tiêu hóa. 4. Bột yến mạch >#07 Nguyên nhân trào ngược dạ dày từ sự lười biếng Trào ngược dạ dày nên uống gì? Một trong những thức uống được khuyên dùng nhiều đó là bột yến mạch. Loại nước uống này giúp giảm kích ứng niêm mạc dạ dày, hạn chế hiện tượng trào ngược dạ dày. Bởi, bột yến mạch có hàm lượng chất xơ, tinh bột cùng một số thành phần dinh dưỡng giúp cải thiện tình trạng dư thừa axit dạ dày. Bổ sung bột yến mạch hằng ngày còn giúp bổ sung nguồn vitamin, khoáng chất và protein cần thiết cho cơ thể, giúp ổn định quá trình trao đổi chất, giảm cholesterol, giảm cân, cải thiện chức năng tiêu hóa và phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2. 5. Các loại họ đậu   Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại hạt họ đậu rất tốt cho hệ tiêu hóa. Các loại hạt họ đậu có chứa nhiều chất xơ, khoáng chất, amino acid và vitamin với tác dụng cải thiện sức khỏe đường ruột và ổn định các hoạt động của dạ dày. Chính vì vậy, những người bị trào ngược dạ dày nên thêm các loại hạt họ đậu vào thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày. Không chỉ vậy, các loại hạt họ đậu cũng là nguồn chất xơ dồi dào giúp phòng ngừa tình trạng táo bón, trung hòa nồng độ axit trong dạ dày. Một số loại đậu tốt cho người bị trào ngược dạ dày thực quản cần kể đến như: đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ. Ngoài ra, một số loại đậu chứa nhiều carbohydrate, dễ gây đầy hơi người bệnh nên tránh: đậu hà lan, đậu đen, đậu tương… 6. Thực phẩm giàu axit béo omega-3 Theo nghiên cứu, acid béo omega-3 chống viêm rất tốt ( bao gồm cả tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày), điều chỉnh các hoạt động của hệ tiêu hóa và tăng cường quá trình trao đổi chất cho cơ thể. >10++Cách chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong cực nhạy Một số tác dụng của axit béo omega-3 cần kể tới: Phòng ngừa và điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư ruột) Dưỡng ẩm và tốt cho da Cải thiện giấc ngủ, tốt cho tim mạch, não bộ và thị lực Cải thiện rối loạn thần kinh Phòng ngừa bệnh đông máu và giảm mỡ trong gan. Những loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 gồm: Cá hồi, cá thu, cá mòi, cá cơm, cá trích, trứng cá muối, hàu… 7. Đạm dễ tiêu Các loại đạm dễ tiêu bao gồm: Thịt thăn lợn nạc, thịt gà, thịt bò, thịt ngan… Những loại đạm này góp phần giúp trung hòa axit, giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Những loại thịt này dễ tiêu hóa, giúp cho hệ tiêu hóa của người bệnh không bị quá tải, tăng cơ và cơ thể khỏe mạnh hơn. 8. Lòng trắng trứng Lòng trắng trứng là một nguồn protein lành mạnh rất tốt cho người trào ngược dạ dày.  Bởi, trong lòng trắng trứng chứa ít Cholesterol, ít chất béo , dạ dày sẽ không phải hoạt động quá nhiều để tiêu hóa và không sản sinh ra nhiều acid dạ dày, không gây hại cho dạ dày. Người bệnh trào ngược dạ dày cũng nên chú ý không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn mức vừa đủ,1 tuần 1-2 lòng trắng trứng thôi nhé. 9. Chất béo lành mạnh  Chất béo là chất dinh dưỡng cần thiết nhưng ăn quá nhiều thức ăn béo có thể gây ra trào ngược axit. Chính vì vậy, bạn có thể thay thế chất béo không lành mạnh bằng chất béo không bão hòa có thể hữu ích. Một số loại chất béo lành mạnh như: bơ, dầu ô liu, quả óc chó và các sản phẩm từ đậu nành là những loại bạn có thể lựa chọn . 10. Rau cải bó xôi Bị trào ngược dạ dày nên ăn rau gì? Rau cải bó xôi rất tốt cho các hoạt động ở dạ dày và đường ruột. Bởi trong rau cải bó xôi có chứa các thành phần dinh dưỡng như: protein, carb, kali, chất xơ, canxi, magie, chất sắt và các hợp chất có tác dụng cải thiện sức khỏe tổng thể, ổn định hoạt động ở dạ dày và ruột, chống táo bón. Không chỉ vậy, trong rau cải bó xôi còn có chứa hàm lượng glycoglycerolipid có tác dụng phòng ngừa loét dạ dày, chống viêm và bảo vệ màng nhầy dạ dày. Ngoài ra, rau cải bó xôi còn có một số tác dụng: Cải thiện hoạt động của hệ thần kinh, chống các bệnh tim mạch, phòng ngừa các bệnh về mắt và nội tiết, điều hòa huyết áp, tốt cho xương khớp, chống ung thư… >11+ Mẹo chữa trào ngược dạ dày cho bà bầu cực an toàn 11. Bắp cải Theo nghiên cứu, trong bắp cải có chứa hàm lượng Protein, axit folic, chất xơ, vitamin B3, vitamin A giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản như ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, khó chịu ở thượng vị, ăn uống khó tiêu… Chính vì vậy, bắp cải là thực phẩm rất tốt giúp làm lành những tổn thương, giảm trào ngược dạ dày rất tốt. Không chỉ vậy, những thành phần dinh dưỡng trong bắp cải còn giúp làm sạch đường ruột, phòng ngừa và cải thiện táo bón, hạn chế tình trạng viêm loét ở dạ dày. Lưu ý: Khi chế biến bắp cải bạn không nên đun nấu quá lâu, chín quá kĩ sẽ khiến các thành phần quan trọng trong bắp cải bị phân hủy, giảm tác dụng đi rất nhiều. 12. Măng tây Người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì? Thực phẩm rất hữu ích đó là măng tây. Trong măng tây có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho đường tiêu hóa và sức khỏe tổng thể như: Vitamin A, vitamin C, vitamin B6, vitamin E, vitamin K, khoáng chất (sắt, phốt pho, kali…), Thiamin, Riboflavin, Protein, Pantothenic acid, Calcium… Ngoài ra, trong măng tây có chứa chất xơ và Inulin giúp nhuận tràng, cải thiện chức năng đường tiêu hóa và cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Bên cạnh đó những thành phần này còn có tác dụng phòng ngừa viêm, đau dạ dày và chống táo bón. Bên cạnh đó, măng tây còn có nồng độ pH trung bình (dao động trong khoảng từ 7.0 đến 7.5) giúp trung hòa nồng độ axit trong dạ dày. Đồng thời nâng cao khả năng kiềm hóa, chống trào ngược dạ dày và phòng ngừa chứng viêm loét dạ dày hiệu quả. 13. Khoai lang Nghiên cứu đã chỉ ra, khoai lang chứa một lượng lớn chất xơ cùng các thành phần dinh dưỡng bao gồm: protein, vitamin (vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E), các khoáng chất (mangan, kali, đồng…). Những thành phần này có tác dụng đảm bảo quá trình trao đổi chất, giúp nâng cao hệ miễn dịch và cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, trong khoai lang có chứa hàm lượng lớn chất xơ không hòa tan giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, chống táo bón, phòng ngừa tình trạng dư thừa axit dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. Hàm lượng chất xơ cũng có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và nâng cao sức khỏe tổng thể. Lượng chất chất xơ hòa tan trong khoai lang (nhất là pectin) giúp làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột và đường, giúp no lâu, giảm lượng đường trong máu, giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày gồm ợ chua, ợ nóng, buồn nôn… 14. Chuối Bị trào ngược dạ dày nên ăn gì? Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong chuối hoàn toàn không chứa các loại axit và các thành phần có tác dụng kích thích đường tiêu hóa và hỗ trợ làm giảm sự tiết dịch vị axit từ thực quản đến dạ dày, từ đó giúp làm xoa dịu những thương tổn ở lớp niêm mạc và thành dạ dày. 15. Sữa chua Trào ngược dạ dày ăn gì? Sữa chua chứa hàm lượng lớn Probiotic có tác dụng cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, cải thiện các hoạt động của dạ dày, nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa và hạn chế viêm dạ dày do nhiễm khuẩn HP. Ngoài ra, trong sữa chua còn chứa: protein, Carbohydrat, chất béo lành mạnh, vitamin, các khoáng chất… có tác dụng cải thiện hoạt động tiêu hóa của dạ dày, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất giúp cải thiện sức khỏe, sức đề kháng và hệ miễn dịch của người bệnh. 16. Dầu cá Trào ngược dạ dày có uống được dầu cá không? Không những uống được mà dầu cá còn mang lại nhiều tác dụng to lớn đặc biệt đối với người trào ngược dạ dày. Thực phẩm có tác dụng ngăn trào ngược và trị chứng khó tiêu, hạn chế tình trạng ợ hơi, buồn nôn. Các bác sĩ khuyên rằng nên sử dụng dầu cá thành 2 liều nhỏ uống vào buổi sáng và buổi tối. Vậy là giờ bạn đã biết thêm 1 tác dụng to lớn khác của dầu cá ngoài bổ mắt đó là giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày. Giải pháp cải thiện trào ngược dạ dày thực quản Việc chọn lựa những loại thực phẩm trên chỉ hỗ trợ giúp giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày, ngăn cho bệnh trào ngược dạ dày phát tác các triệu chứng chứ không thể điều trị bệnh. Chính vì vậy, để điều trị bệnh dứt điểm, người bệnh có thể sử dụng thêm những thực phẩm bảo vệ sức khỏe được các bác sĩ đánh giá cao với nhiều ưu điểm vượt trội là Bình vị Thái Minh. Đây là sản phẩm duy chất có chứa bộ đôi thành phần hoạt chất Mucosave FG (Nhập khẩu trực tiếp từ Ý) kết hợp với Giganosin. Với cơ chế bảo vệ và tái tạo niêm mạc dạ dày, thực quản, xử lý bệnh từ gốc, Bình Vị Thái Minh là giải pháp cực kỳ tiên tiến và toàn diện. Đối với dạ dày: Giúp trung hòa acid dịch vị, tăng tốc độ tháo rỗng, từ đó giảm hiện tượng trào ngược. Đối với thực quản: Bao vết loét, giảm viêm, bảo vệ niêm mạc, nhờ đó ngăn ngừa các biến chứng của bệnh như viêm họng, viêm đường hô hấp, barrett thực quản, hay nguy hiểm hơn là ung thực thực quản Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày Trên đây là những giải đáp cho trào ngược dạ dày nên ăn gì? Ngoài ra để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.

Tại sao ăn hạt mít lại xì hơi? Bật mí bí quyết ăn hạt mít không thả bom

Mọi người vẫn thường trêu nhau, ăn hạt mít đánh dắm thối. Tuy nhiên rất nhiều người lại thích ăn loại hạt này. Vậy tại sao ăn hạt mít lại xì hơi? Cách để hạn chế tình trạng này. Tại sao ăn hạt mít lại xì hơi? Hạt mít chứa một loại carbohydrate phức tạp gọi là oligosaccharide, bao gồm raffinose, stachyose và verbascose. Các oligosaccharide này không thể được tiêu hóa trực tiếp bởi cơ thể người và phải được phân hủy bởi vi khuẩn đường ruột. Quá trình phân hủy này tạo ra khí, dẫn đến đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy ở một số người. Cách ăn hạt mít để không bị xì hơi Nhưng không hẳn là không có cách. Vẫn có cách xử lý để người ăn hạt mít không bị vướng vào các sự xấu hổ nào. Khám phá ngay cách ăn hạt mít không xì hơi. Luộc hoặc hấp hạt mít trước khi ăn: Luộc hoặc hấp hạt mít sẽ giúp giảm lượng oligosaccharide trong hạt, từ đó giảm nguy cơ bị xì hơi. Ngâm hạt mít trong nước qua đêm: Ngâm hạt mít trong nước qua đêm sẽ giúp làm mềm hạt và giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa các oligosaccharide. Ăn hạt mít với các thực phẩm giàu prebiotic: Prebiotic là các chất xơ không tiêu hóa được, giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Ăn hạt mít với các thực phẩm giàu prebiotic, chẳng hạn như chuối, rau lá xanh, các loại đậu, sẽ giúp giảm nguy cơ bị xì hơi. Ăn hạt mít từ từ và nhai kỹ: Nhai kỹ hạt mít trước khi nuốt sẽ giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa các oligosaccharide. Ngoài ra, một số người có cơ địa dễ bị xì hơi khi ăn hạt mít thì có thể hạn chế ăn hoặc không ăn hạt mít. > Cách xì hơi sau phẫu thuật bí quyết đơn giản mà hiệu quả Dưới đây là một số mẹo để giảm nguy cơ bị xì hơi khi ăn hạt mít: Không ăn quá nhiều hạt mít trong một lần: Ăn quá nhiều hạt mít có thể khiến bạn bị xì hơi nhiều hơn. Tránh ăn hạt mít khi bụng đói: Ăn hạt mít khi bụng đói có thể khiến bạn bị xì hơi nhiều hơn. Uống nhiều nước khi ăn hạt mít: Uống nhiều nước khi ăn hạt mít sẽ giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa các oligosaccharide. Xem thêm: Xì hơi nhiều không mùi, nguy cơ #4 Căn bệnh nguy hiểm Thành phần dinh dưỡng của hạt mít Hạt mít là một nguồn cung cấp chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất tốt. Trong 100 gram hạt mít có chứa: Năng lượng: 345 kcal Carbohydrate: 62 g Protein: 12 g Chất xơ: 19 g Chất béo: 11 g Vitamin C: 24 mg Kali: 610 mg Magiê: 155 mg Mangan: 2,6 mg Kẽm: 1,2 mg Ăn hạt mít có tác dụng gì không? Có nên ăn hạt mít không? 4 tác dụng của hạt mít khiến cho quý bạn đọc sẽ trở nên yêu thích ngay loại hạt này. Tăng cường sức khỏe tim mạch: Hạt mít chứa nhiều chất xơ, giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL). Điều này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tăng cường hệ miễn dịch: Hạt mít chứa nhiều vitamin C, một chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch. Cải thiện sức khỏe xương: Hạt mít chứa nhiều canxi, giúp tăng cường sức khỏe xương và giảm nguy cơ loãng xương. Cung cấp năng lượng: Hạt mít chứa nhiều carbohydrate, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. > Cách xì hơi khi đầy bụng? 8+ Mẹo trị đầy bụng đơn giản Tại sao nhiều người lại thích ăn hạt mít? Hạt mít có vị ngọt, bùi và có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, như rang, luộc, nấu chè, làm bánh... Ngoài ra, hạt mít có giá thành rẻ và dễ tìm kiếm, là một món ăn vặt phổ biến ở nhiều nước châu Á.

Cách xì hơi sau phẫu thuật, mổ ruột thừa "mẹo hay mà ít ai biết"

Sau mổ ruột thừa, hầu hết các bệnh nhân đều chưa thể xì hơi được. Tuy nhiên việc xì hơi lại rất cần thiết để giúp loại loại bỏ khí hư trong ruột thừa. Vậy thì có những mẹo nào để khắc phục điều này, hãy cùng theo dõi ngay nội dung dưới đây. Tại sao sau khi phẫu thuật xong lại cần phải xì hơi ra Xì hơi giúp loại bỏ khí dư thừa trong ruột. Khí dư thừa trong ruột có thể gây đầy hơi, khó chịu và đau bụng. Xì hơi giúp loại bỏ khí dư thừa, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng này. Xì hơi giúp giảm áp lực lên vết mổ. Áp lực lên vết mổ có thể gây đau và khó chịu. Xì hơi giúp giảm áp lực lên vết mổ, từ đó giúp giảm đau và khó chịu. Thông thường, bệnh nhân cần xì hơi trong vòng 24-48 giờ sau mổ ruột thừa. Nếu bệnh nhân không thể xì hơi được sau 2-3 ngày, cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhuận tràng hoặc các biện pháp khác để giúp bệnh nhân xì hơi dễ dàng hơn. Mẹo xì hơi sau khi phẫu thuật, mổ ruột thừa Sau phẫu thuật, việc xì hơi là một dấu hiệu quan trọng cho thấy nhu động ruột đã trở lại bình thường. Để xì hơi dễ dàng hơn, bạn có thể thực hiện theo các cách sau: Uống nhiều nước: Nước giúp làm mềm phân và giảm tình trạng táo bón, từ đó giúp xì hơi dễ dàng hơn. Ăn nhiều chất xơ: Chất xơ giúp tăng khối lượng phân và kích thích nhu động ruột, từ đó giúp xì hơi dễ dàng hơn. Tập thể dục nhẹ nhàng: Tập thể dục nhẹ nhàng giúp kích thích nhu động ruột và giảm táo bón. Massage bụng: Massage bụng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ giúp kích thích nhu động ruột và giảm đầy hơi. Đi bộ quanh giường: Đi bộ quanh giường giúp kích thích nhu động ruột và giảm đầy hơi. Bắt đầu với các thực phẩm lỏng như súp, cháo hoặc nước ép. Khi nhu động ruột đã trở lại bình thường, bạn có thể chuyển sang ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như chuối, khoai lang, thịt nạc,... Uống nhiều nước để tránh táo bón. Nếu bạn không thể xì hơi sau 2-3 ngày, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Xem Thêm: Xì hơi nhiều không mùi, nguy cơ #4 Căn bệnh nguy hiểm Nguyên nhân không xì hơi được sau mổ Có một số nguyên nhân khiến bạn không xì hơi được sau mổ, bao gồm: Táo bón: Táo bón khiến phân bị khô cứng, khó thải ra ngoài, từ đó gây đầy hơi và khó xì hơi. Thuốc gây mê: Thuốc gây mê có thể làm chậm nhu động ruột, từ đó khiến việc xì hơi trở nên khó khăn hơn. Tổn thương ruột: Nếu ruột bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật, nó có thể cần thời gian để hồi phục trước khi có thể xì hơi được. Sẹo sau mổ: Sẹo sau mổ có thể gây chèn ép lên ruột, từ đó khiến việc xì hơi trở nên khó khăn hơn. Nếu bạn không thể xì hơi được sau mổ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhuận tràng hoặc các biện pháp khác để giúp bạn xì hơi dễ dàng hơn.

Nửa đêm đau dạ dày phải làm sao? 12 Cách cứu cánh lập tức

Đau dạ dày vào ban đêm là một vấn đề phổ biến ở hầu hết tất cả mọi người, gây ra những cơn đau quặn thắt, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày. Đây là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, vậy điều này có giải pháp gì không? Dưới đây là một số cách giúp bạn giảm đau dạ dày vào ban đêm. Nửa đêm đau dạ dày phải làm sao? 12 Việc nên làm 1. Uống nước ấm Nước ấm giúp làm loãng axit dạ dày, giảm kích ứng và giúp giảm đau. Nên uống từng ngụm nhỏ, không nên uống quá nhiều. 2. Chườm ấm Dùng khăn ấm hoặc túi chườm ấm đặt lên vùng bụng bị đau. Hơi ấm giúp thư giãn cơ bắp, giảm co thắt và giảm đau. 3. Uống sữa chua Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và giảm đau. Nên chọn sữa chua ít đường hoặc không đường. 4. Uống trà gừng Gừng có tính ấm, giúp giảm co thắt dạ dày, giảm buồn nôn và hỗ trợ tiêu hóa. Nên uống trà gừng ấm. 5. Massage bụng Massage nhẹ nhàng vùng bụng giúp giảm co thắt và giảm đau. 6. Nâng cao đầu khi ngủ Nâng cao đầu khi ngủ giúp giảm trào ngược axit, giảm đau và giúp ngủ ngon hơn. 7. Sử dụng thuốc Nếu các biện pháp trên không hiệu quả, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau dạ dày không kê đơn như: thuốc kháng axit, thuốc giảm co thắt dạ dày,... Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. 8. Uống nước dừa Nước dừa chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp bù nước và điện giải cho cơ thể, giảm co thắt dạ dày và giảm đau. Nửa đêm đau dạ dày phải làm sao? Dùng nước dừa cũng là 1 giải pháp 9. Ăn chuối Chuối chứa nhiều kali giúp trung hòa axit dạ dày, giảm ợ nóng và giảm đau. 10. Nhai kẹo cao su Nhai kẹo cao su giúp kích thích tiết nước bọt, trung hòa axit dạ dày và giảm đau. 11. Ngủ nghiêng sang trái Ngủ nghiêng sang trái giúp giảm áp lực lên dạ dày và giảm trào ngược axit. 12. Sử dụng các liệu pháp tự nhiên Một số liệu pháp tự nhiên như sử dụng gừng, nghệ, hoa cúc, mật ong có thể giúp giảm đau dạ dày. Nguyên nhân đau dạ dày ban đêm Đau dạ dày vào ban đêm có thể do nhiều nguyên nhân như: ăn uống không đúng giờ, ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, stress, lo âu,...  Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày vào ban đêm, bao gồm: 1. Chế độ ăn uống: Ăn quá no trước khi ngủ Ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ chua, đồ ngọt Uống nhiều bia rượu, cà phê Bỏ bữa hoặc ăn uống không đúng giờ 2. Stress, lo âu: Căng thẳng, stress, lo âu ảnh hưởng đến hệ thần kinh, làm tăng tiết axit dạ dày, dẫn đến đau dạ dày. 3. Các bệnh lý về dạ dày: Viêm loét dạ dày Trào ngược axit dạ dày Ung thư dạ dày 4. Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như aspirin, ibuprofen, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể gây kích ứng dạ dày, dẫn đến đau dạ dày. 5. Một số nguyên nhân khác: Rối loạn tiêu hóa Nhiễm trùng Helicobacter pylori (Hp) Hút thuốc lá Uống nhiều nước ngọt có gas 8 Thói quen tốt để tránh nửa đêm đau dạ dày Ngoài bổ sung những thực phẩm kể trên thì tập cho mình các thói quen tốt để phòng tránh đau dạ dày lúc nửa đêm là cực kỳ quan trọng. Đây là các thói quen được nhắc đi nhắc lại rồi nhưng nhiều người vẫn rất chủ quan, từ đó mà vẫn tạo cơ hội cho những cơn đau dạ dày xuất hiện vào ban đêm. Tránh ăn quá no trước khi ngủ: Nên ăn tối ít nhất 2-3 tiếng trước khi đi ngủ để thức ăn có thời gian tiêu hóa. Tránh ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ chua, đồ ngọt: Những thức ăn này có thể kích thích dạ dày tiết axit, gây ra ợ nóng, trào ngược axit và đau dạ dày. Hạn chế uống bia rượu, cà phê: Bia rượu và cà phê có thể kích thích dạ dày và làm tăng axit dạ dày, dẫn đến đau dạ dày. Uống nhiều nước: Uống đủ nước giúp trung hòa axit dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa. Tránh stress, lo âu: Stress, lo âu có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và làm tăng nguy cơ đau dạ dày. Bỏ hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày. Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp cải thiện hệ tiêu hóa và giảm stress. Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi và giảm nguy cơ đau dạ dày. Đau dạ dày vào ban đêm là một vấn đề phổ biến gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bài viết trên đã trả lời câu hỏi nửa đêm đau dạ dày phải làm sao, hy vọng bạn đọc đã tìm ra được giải pháp cho cơn đau dạ dày ban đêm của mình.

Loading...