[Giải đáp]: Viêm loét dạ dày có tự khỏi được không?

Viêm loét dạ dày có tự khỏi được không là mối quan tâm của rất nhiều người bệnh khi không may gặp phải tình trạng này. Câu trả lời phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân, tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người? Do đó để có đáp án chính xác, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Bình Vị Thái Minh.

viêm loét dạ dày có tự khỏi được khôngTìm hiểu viêm loét dạ dày có tự khỏi không

Viêm loét dạ dày có tự khỏi được không?

Viêm loét dạ dày có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị nếu nguyên nhân gây bệnh là do chế độ ăn uống không khoa học dẫn tới rối loạn tiêu hóa, căng thẳng stress kéo dài, tác dụng phụ của thuốc,...Trong các trường hợp này, nếu bệnh chỉ mới trong giai đoạn khởi phát thì bệnh nhân chỉ cần tuân thủ chế độ ăn kiêng và tránh các tác nhân gây bệnh thì bệnh có thể tự khỏi.  

Cụ thể, nếu bị viêm loét dạ dày do sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm thì khi ngừng uống, bệnh sẽ tự khỏi. Còn nếu nguyên nhân do vi khuẩn HP thì bệnh khó có thể tự khỏi được mà cần phải tới bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu không viêm loét sẽ trở nên tồi tệ hơn, gây ra các biến chứng nguy hiểm như chảy máu trong.

Thời gian khỏi bệnh khác nhau ở mỗi người vì còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Trường hợp nhẹ thì thời gian điều trị có thể kéo dài vài tuần tới vài tháng. Tuy nhiên, khi bệnh trở nặng thì cần phải theo dõi liên tục.

viêm loét dạ dày có chữa khỏi được khôngViêm loét dạ dày có thể tự khỏi hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố

>> “Giải đáp” thắc mắc: Trào ngược dạ dày uống thuốc gì cho khỏi?

Cần làm gì để viêm loét dạ dày nhanh khỏi?

Bên cạnh những trường hợp nhẹ có thể tự khỏi, thì liệu viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không nếu bị nặng. Thực tế, hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, người bệnh không thể biết chính xác tình trạng viêm loét của mình có thể tự khỏi được hay không? Cho nên, phải tới bệnh viện xét nghiệm tìm ra nguyên nhân. Sau đó bác sĩ mới hướng dẫn sử dụng thuốc kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý, ăn uống khoa học và điều độ.

Thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học

Một số loại thực phẩm, rượu thuốc lá hoặc căng thẳng stress có thể dẫn tới viêm loét dạ dày cấp tính. Tình trạng này sẽ tự khỏi nếu người bệnh:

  • Không ăn quá nhiều thực phẩm chua, cay nóng và chất kích thích.
  • Không nên ăn nhiều chất béo, uống trà hoặc cà phê.
  • Nên ăn nhiều rau xanh và uống 2 lít nước mỗi ngày.
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia.
  • Không nên ăn quá no, ăn chậm nhai kỹ
  • Nên ăn đúng bữa, đúng giờ và không nên ăn quá khuya. Bữa ăn cuối nên trước khi đi ngủ 3 tiếng.
  • Không được tự ý dùng thuốc mà phải uống theo chỉ định bác sĩ.
  • Cần có chế độ nghỉ ngơi làm việc hợp lý, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Sử dụng thuốc

Nếu thay đổi lối sống không làm giảm triệu chứng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kết hợp cùng:

Thuốc kháng sinh

Nếu bác sĩ phát hiện bệnh do bị nhiễm trùng H pylori, họ sẽ đề nghị kết hợp thuốc kháng sinh trong 2 tuần. Bao gồm:

  • Amoxicilin
  • Thuốc Clarithromycin
  • Metronidazol
  • Tinidazole
  • Tetracyclin
  • Thuốc Levofloxacin.

Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

PPI là một nhóm thuốc làm giảm sản xuất axit dạ dày bằng cách ngăn chặn các tế bào sản xuất axit. Các loại thuốc này bao gồm:

  • Omeprazol
  • Pantoprazol
  • Rabeprazole
  • Lansoprazol
  • Thuốc Esomeprazole.

viêm loét dạ dày có phải mổ khôngThuốc ức chế bơm proton giúp ngăn chặn các tế bào sản xuất axit

Thuốc chẹn histamine H2

Còn được gọi là thuốc chẹn axit, nhóm thuốc này làm giảm lượng axit dạ dày được giải phóng vào đường tiêu hóa và giúp chữa lành vết loét. 

  • Famotidin
  • Cimetidin
  • Nizatidine.

Thuốc kháng axit

Đây là sự kết hợp của các loại thuốc có tác dụng trung hòa axit dạ dày và giảm đau nhanh chóng. Một trong những thuốc kháng axit phổ biến là bismuth subsalicylate. Không giống như thuốc ức chế bơm proton và thuốc chẹn H2, những thuốc này không có bất kỳ vai trò nào trong việc chữa lành vết loét.

  • Nhôm hydroxit
  • Magie cacbonat
  • Magie trisilicat
  • Magie hydroxit
  • Canxi cacbonat
  • Natri bicarbonate.

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Nhóm thuốc này sẽ giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và ngăn ngừa tình trạng viêm loét nặng hơn. 

  • Sucralfate
  • Thuốc Misoprostol

>> Trào ngược dạ dày có tự khỏi không? Liệu có gây khó thở?

Một số câu hỏi thường gặp

Viêm loét dạ dày có phải mổ không?

Khi điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả tích cực hoặc người bệnh bị biến chứng nghiêm trọng do loét như chảy máu hoặc thủng dạ dày, lúc này bác sĩ sẽ khuyến nghị phẫu thuật.

Viêm loét dạ dày có tái phát không?

Viêm loét dạ dày rất có thể vẫn dai dẳng hoặc tái phát ngay cả sau khi điều trị trong các trường hợp sau:

  • Vi khuẩn Helicobacter pylori có khả năng kháng thuốc kháng sinh.
  • Sử dụng thuốc lá thường xuyên.
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau thường xuyên như thuốc chống viêm không steroid hoặc steroid.
  • Hội chứng Zollinger-Ellison hoặc u gastrin (một tình trạng hiếm gặp, trong đó khối u của các tế bào sản xuất axit hình thành trong đường tiêu hóa).
  • Bệnh Crohn (một loại bệnh viêm ruột).
  • Ung thư dạ dày.

Như vậy, có thể thấy rằng “Viêm loét dạ dày có thể tự khỏi không” thì hoàn toàn có thể tự khỏi nếu xuất phát từ rối loạn tiêu hóa, được phát hiện sớm và người bệnh tuân thủ nghiêm chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, việc thăm khám định kỳ và theo dõi của bác sĩ là vô cùng cần thiết.

>> Xem thêm:

Cập nhật lúc: 14/09/2024

Bài viết mới nhất

Nhân dịp sinh nhật Dược phẩm Thái Minh, Bình Vị Thái Minh - Sản phẩm dạ dày được Tin dùng

Nhân dịp sinh nhật Dược phẩm Thái Minh, Bình Vị

Kính gửi Quý khách hàng, Dược phẩm Thái Minh xin chân thành cảm ơn Quý khách đã tin tưởng và lựa

Kính gửi Quý khách hàng, Dược phẩm Thái Minh xin chân

Theo thống kê, tại Việt nam có đến hơn 7 triệu người đang mắc trào ngược dạ dày. Việc chọn

Theo thống kê, tại Việt nam có đến hơn 7

Mọi người vẫn thường trêu nhau, ăn hạt mít đánh dắm thối. Tuy nhiên rất nhiều người lại thích ăn

Mọi người vẫn thường trêu nhau, ăn hạt mít đánh

Sau mổ ruột thừa, hầu hết các bệnh nhân đều chưa thể xì hơi được. Tuy nhiên việc xì hơi

Sau mổ ruột thừa, hầu hết các bệnh nhân đều

Bài viết liên quan

Loading...