Đau dạ dày ăn khoai lang được không? Cần lưu ý gì khi ăn?

Thẩm định bởi:

Chuyên gia Đại tá, TS.BS Dương Xuân Nhương

Chuyên khoa: Nội Tiêu hóa - Bệnh viện Quân y 103

Đau dạ dày khiến cuộc sống chúng ta trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Trong đó, việc tiêu thụ thực phẩm phù hợp là một yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu triệu chứng khó chịu. Đau dạ dày ăn khoai lang được không là câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều người. Liệu với loại củ quen thuộc này, người bệnh có thể thoải mái thưởng thức mà không lo lắng về tình trạng bệnh của mình không? Cùng tìm câu trả lời dưới bài viết này nhé.

đau dạ dày ăn khoai lang được khôngĐau dạ dày có thể ăn khoai lang

Đau dạ dày ăn khoai lang được không?

Đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn khoai lang thường xuyên. Bởi trong khoai lang chứa nhiều tinh bột và chất xơ, protein, canxi, vitamin A, vitamin B6, vitamin C, potassium, β-caroten,...giúp cải thiện sức khỏe dạ dày và tăng nhu động ruột. Từ đó giúp dạ dày hoạt động tốt hơn, bảo vệ lớp niêm mạch, giảm căng thẳng cho dạ dày và ngăn ngừa chứng táo bón hiệu quả. Vì thế, từ lâu khoai lang được biết đến là thực phẩm nhuận tràng tự nhiên.

Người bệnh có thể chế biến thành nhiều món khác nhau để đỡ ngán như khoai lang luộc, cháo khoai lang, khoai lang hầm xương,...Tuy nhiên, không được ăn quá nhiều vì sẽ gây hiện tượng đầy bụng. Tốt nhất vẫn nên ăn lượng vừa đủ, khoảng  2 đến 3 lần trong tuần.

trào ngược dạ dày ăn khoai lang được khôngKhoai lang chứa nhiều dưỡng chất tốt cho dạ dày

Vì sao người đau dạ dày có thể ăn khoai lang?

Như đã chia sẻ ở trên, trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không hay đau dạ dày có nên ăn khoai lang thì câu trả lời đều là Có. Khoai lang là một loại củ quen thuộc, có giá trị dinh dưỡng cao và mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. Cụ thể:

Khoai lang giúp giảm căng thẳng cho dạ dày

Sau khi luộc chín, khoai lang rất mềm và dễ tiêu hóa. Nhờ đó mà loại củ này có thể thấm bớt acid dịch vị và không cọ xát mạnh vào niêm mạc dạ dày. Vì vậy, không gây đau dạ dày và ảnh hưởng đến các vết loét trên thành dạ dày. Đồng thời, khoai lang còn chứa 2 loại chất xơ gồm chất xa tan trong nước và không tan trong nước. 

Chất xơ tan trong nước sẽ tạo một lớp nhầy bao quanh niêm mạc, nhằm mục đích tránh tiếp xúc với axit dịch vị gây đau dạ dày. Trong khi đó, chất xơ không tan trong nước sau khi vào cơ thể sẽ thâm nước và axit dịch vị, từ đó có thể giảm lượng axit dư thừa. Ngoài ra, vitamin B6 trong khoai lang còn hỗ trợ quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp tiêu hóa nhanh và giảm chứng ợ hơi, đầy bụng.

Giúp hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày

Đau dạ dày ăn khoai lang có tốt không? Trong khoai lang chứa 80% là tinh bột. Lượng tinh bột dồi dào này sẽ được phân hủy bởi enzyme α-amylase trong nước bọt và tạo thành đường. Sau đó nó sẽ đi vào dạ dày và hình thành một lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc. Nhờ đó mà niêm mạc dạ dày tránh khỏi các tác nhân gây bệnh như axit dịch vị hoặc vi khuẩn HP.

đau dạ dày có nên ăn khoai langKhoai lang chín hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày

Giúp chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch

β-caroten trong khoai lang là một chất chống oxy hóa, giảm thiểu các gốc tự do gây hại cho cơ thể và bảo vệ dạ dày trước trước phản ứng viêm, sưng. Bên cạnh đó, còn có magie giúp duy trì và ổn định hệ cơ cùng chức năng dây thần kinh. Từ đó, giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ stress kéo dài.

>> Bệnh polyp dạ dày có nguy hiểm không? Khi nào nên cắt?

Cách ăn khoai lang cho người đang đau dạ dày

Sau khi đã biết “Ăn khoai lang có tốt cho dạ dày không”, người đau dạ dày cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

Lượng khoai lang mà người đau dạ dày nên ăn

Người bệnh nên ăn khoảng 100g khoai lang trong ngày và 3 - 4 lần/tuần. Nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng áp lực lên dạ dày, từ đó dễ dẫn đến tình trạng chướng bụng, đầy hơi, lượng axit tiết ra nhiều gây đau dạ dày hơn trước.

Chọn lựa khoai lang 

Khoai lang tím, khoai lang mật đều là lựa chọn thích hợp cho người bệnh bị đau dạ dày. Tuy nhiên cần lựa chọn khoai có màu sắc đậm như cam, tím, đỏ. Bởi những màu này đặc trưng cho lượng chất chống oxy hóa cao như lycopene, β-carotene,...giúp hạn chế viêm dạ dày. Nên khi được hỏi viêm dạ dày ăn khoai lang được không thì chắc chắn là có rồi nhé. Bên cạnh đó, nên tránh chọn khoai mọc mầm hay có đốm đen. Vì có thể khoai không được bảo quản tốt, dễ nhiễm nấm mốc và gây hại cho gan.

Thời điểm ăn

  • Nên ăn sau bữa ăn 1 giờ: Vì dưỡng chất trong khoai cần 4 tiếng mới có thể hấp thụ hết được. Do đó, để không bị chán hoặc no thì người bệnh nên ăn sau bữa cơm 1 giờ.
  • Không ăn vào buổi tối: Buổi tối là thời điểm cơ thể ít vận động, quá trình tiêu hóa thức ăn rất kém. Nên lượng dưỡng chất trong khoai lang có thể chưa được tiêu hóa hết, gây đầy bụng khó tiêu…
  • Không ăn vào lúc đói: Ăn khoai lúc đói có thể khiến dạ dày phải hoạt động mạnh để tiêu hóa một lượng lớn đường và tinh bột trong khoai. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu lên thành dạ dày.

ăn khoai lang có tốt cho dạ dày khôngKhông nên ăn khoai lang vào buổi tối

Đối tượng không nên ăn

  • Người bị bệnh thận: Khoai lang có chứa lượng lớn oxalate, có thể hình thành canxi oxalate gây sỏi thận.
  • Người bệnh tiểu đường: Khoai lang chứa lượng đường tự nhiên khá cao, có thể làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh lượng khoai lang phù hợp và cách chế biến.
  • Người có hệ tiêu hóa kém: Khoai lang chứa nhiều chất xơ, nếu ăn quá nhiều hoặc ăn khi dạ dày đang yếu có thể gây đầy bụng, khó tiêu, ợ chua. Nên ăn khoai lang chín, chế biến kỹ và ăn với lượng vừa phải.
  • Người đang bị đầy bụng: Khoai lang chứa nhiều đường và tinh bột, không thích hợp cho người bị đầy bụng. Vì có thể không tiêu hóa hết được các dưỡng chất và khiến tình trạng đầy bụng nặng hơn.

Cách chế biến khoai lang

Chỉ nên khoai khoai lang chín vì mềm và dễ tiêu hóa. Ăn khoai sống cứng, khó tiêu hóa còn chứa enzym gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ợ chua, đầy hơi,..Ngoài ra, không nên ăn vỏ khoai, vì nó chứa nhiều xeton, có thể gây ngộ độc và tiêu chảy.

Đặc biệt cần phải lưu ý, đó là không ăn khoai lang cùng quả hồng. Vì lượng đường trong khoai sẽ kích thích tiết axit dịch vị khi tiêu hóa. Lúc này tanin và pectin trong quả hồng sẽ phản ứng với axit dịch vị, gây đau dạ dày hoặc các bệnh đường ruột khác.

Tóm lại, “Đau dạ dày ăn khoai lang được không” thì câu trả lời là CÓ. Nhưng cần ăn với mức độ vừa phải, ăn đúng cách để không gây đau dạ dày. Đồng thời, người bệnh cần có thói quen sinh hoạt hợp lý, ăn uống điều độ khoa học để đảm bảo sức khỏe.

>> Xem thêm:

Cập nhật lúc: 10/09/2024

Bài viết mới nhất

Nhân dịp sinh nhật Dược phẩm Thái Minh, Bình Vị Thái Minh - Sản phẩm dạ dày được Tin dùng

Nhân dịp sinh nhật Dược phẩm Thái Minh, Bình Vị

Kính gửi Quý khách hàng, Dược phẩm Thái Minh xin chân thành cảm ơn Quý khách đã tin tưởng và lựa

Kính gửi Quý khách hàng, Dược phẩm Thái Minh xin chân

Theo thống kê, tại Việt nam có đến hơn 7 triệu người đang mắc trào ngược dạ dày. Việc chọn

Theo thống kê, tại Việt nam có đến hơn 7

Mọi người vẫn thường trêu nhau, ăn hạt mít đánh dắm thối. Tuy nhiên rất nhiều người lại thích ăn

Mọi người vẫn thường trêu nhau, ăn hạt mít đánh

Sau mổ ruột thừa, hầu hết các bệnh nhân đều chưa thể xì hơi được. Tuy nhiên việc xì hơi

Sau mổ ruột thừa, hầu hết các bệnh nhân đều

Bài viết liên quan

Loading...