[Giải đáp] Lá nhót chữa đau dạ dày được không?

Từ lâu, lá nhót đã được dân gian sử dụng như một vị thuốc tự nhiên để chữa hen suyễn, ho, tiêu chảy, đau dạ dày và phong thấp, đau nhức...Nhưng liệu lá nhót chữa đau dạ dày được không hay chỉ là lời đồn thổi vô căn cứ? Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác. 

lá nhót chữa đau dạ dàyTìm hiểu lá nhót chữa đau dạ dày được không

Tìm hiểu về Lá nhót

Nhót có tên khoa học là Elaeagnus Latifolia, thuộc họ Elaeagnaceae, là nhóm cây bụi với chiều cao lên đến 7m. Thân và cành có nhiều gai nhọn. Mặt sau của lá nhót và quả thường được phủ một lớp vảy mỏng màu trắng, tròn xếp sát nhau. Chúng bám rất chắc và dày ở quả nhót khi còn non. Khi quả về già, lớp vảy này sẽ mỏng dần đi và dễ chà xát.

Lá nhót mọc so le, phiến lá hình bầu dục, mặt trên có màu xanh lục nóng, chấm nhỏ rải rác như bụi bám. Cụm hoa mọc ở nách lá, hoa mẫu 4, vô cánh, lưỡng tính và màu vàng chanh. Quả nhót là một quả khô với bên trong chứa hạch cứng. Cuống quả có 7 cạnh lồi dọc theo sự phát triển của đế hoa và lớp thịt bên ngoài.

Lá nhót thường được thu hái quanh năm, sau khi hái về đem đi thái từng đoạn và dùng tươi hoặc phơi khô. Nên bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh độ ẩm cao nhiều vi khuẩn.

lá nhót chữa bệnh gìHình ảnh lá nhót

Lá nhót chữa đau dạ dày được không?

Theo Y học cổ truyền, lá nhót có vị chua chát, tính bệnh, có tác dụng trị ho, hen, viêm phế quản, đau dạ dày, tiêu lỏng, khó thở, ung nhọt…Trong lá có chứa các hoạt chất như polyphenol, tanin, saponosid,...đem lại tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều chủng gram dương, gram âm, đặc biệt là chủng trực khuẩn lỵ: Shigella Shiga, Shigella flexneri, Shigella shiga, Shigella sonnei. Đồng thời, do lá có vị chua chát nên từ lâu thường được dùng để giảm ho, giảm sốt, bình suyễn. Liều dùng cho phần lá khô là 9 – 15g, lá tươi là 20 – 30g. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu khoa học đầy đủ khẳng định lá nhót chữa được đau dạ dày. Do đó, người bệnh không được tự ý dùng mà phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

Lá nhót chữa dạ dày thực hưTheo đông y lá nhót chữa đau dạ dày nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn

Một số bài thuốc từ lá nhót

  • Bài thuốc chữa lỵ trực khuẩn, tiêu chảy

Dùng 6 – 12g lá nhót khô hoặc 20 – 30g lá nhót tươi, sau đó đem đi sao vàng và sắc với 400ml nước còn 100ml. Sau đó chia làm 2 lần trong ngày, uống trước bữa ăn 1,5 tiếng. Người bệnh có thể uống liền 1 – 2 tuần cho tới khi hết triệu chứng hoặc nếu dùng dưới dạng bột khô thì ngày dùng 2 – 3 lần, mỗi lần 8 – 12g. Để tăng tác dụng có thể uống cùng vỏ cây đỗ trọng nam.

  • Bài thuốc trị ho, hen suyễn

Dùng 16g lá nhót sao vàng, 12g lá táo chua sao vàng, 6g hạt cải bẹ, 6g hạt cải cụ đem đi sao vàng rồi giã dập. Gói hạt cải bẹ cùng cải củ vào miếng vải sạch, rồi cho vào sắc cùng lá nhót và lá táo. Sắc 2 đến 3 lần, gộp các dịch nước sắc lại, rồi chia làm 3 lần trong ngày, uống trước b

  • Bài thuốc chữa ong đốt, rắn cắn

Dùng lá nhót tươi rửa sạch rồi giã nát vắt lấy nước cốt, trộn rượu uống. Bã đem đắp vào chỗ bị thương.

  • Bài thuốc chữa viêm khí quản mạn tính

Dùng 15g Lá nhót cùng 15g tỳ bà diệp, sau đó đem đi sắc nước uống. Hoặc dùng lá nhót sao vàng, tán mịn. Chia ra ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g, có thể thêm mật ong hoặc đường để dễ uống. 

  • Bài thuốc chữa chứng phế suyễn

Đem lá nhót đi sao vàng rồi tán mịn, mỗi lần dùng 8g và chiêu thuốc bằng nước cơm.

  • Bài thuốc chữa ho ra máu do bệnh lao phổi

Dùng 24g lá nhót tươi cùng 15g đường, hãm cùng nước sôi như hãm trà. Chia làm 2 lần uống trong ngày, uống sau ăn.

  • Bài thuốc trị nhọt độc và các vết thương chảy máu ngoài da

Dùng lá nhót tươi, đem đi rửa sạch và giã nát, rồi đắp vào chỗ bị bệnh.

Lưu ý khi sử dụng lá nhót

Sau khi biết lá nhót chữa bệnh gì, người bệnh cần đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng và nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không sử dụng lá và rễ cây nhót cho phụ nữ mang thai.
  • Trẻ em hạn chế dùng nhót, do nhót có tính axit cao, dễ gây ảnh hưởng tới hệ thống tiêu hóa của bé.

Như vậy, chắc hẳn người đọc đã có câu trả lời cho vấn đề “Lá nhót chữa đau dạ dày được không?” và những lưu ý khi dùng. Thực tế, chưa có nhiều nghiên cứu khoa học về tác dụng của lá nhót đối với bệnh lý dạ dày. Do đó, người bệnh không được tự ý dùng mà cần phải hỏi ý kiến bác sĩ cẩn thận.

>> Xem thêm:

Cập nhật lúc: 07/09/2024

Bài viết mới nhất

Nhân dịp bộ sản phẩm Bình Vị Thái Minh khoác lên mình diện mạo mới - mang đậm dấu ấn

Nhân dịp bộ sản phẩm Bình Vị Thái Minh khoác

Bình Vị Thái Minh tự hào là thành tựu y học vượt trội, được phát triển bởi các nhà khoa

Bình Vị Thái Minh tự hào là thành tựu y

Nhân dịp sinh nhật Dược phẩm Thái Minh, Bình Vị Thái Minh - Sản phẩm dạ dày được Tin dùng

Nhân dịp sinh nhật Dược phẩm Thái Minh, Bình Vị

Kính gửi Quý khách hàng, Dược phẩm Thái Minh xin chân thành cảm ơn Quý khách đã tin tưởng và lựa

Kính gửi Quý khách hàng, Dược phẩm Thái Minh xin chân

Theo thống kê, tại Việt nam có đến hơn 7 triệu người đang mắc trào ngược dạ dày. Việc chọn

Theo thống kê, tại Việt nam có đến hơn 7

Bài viết liên quan

Loading...