Viêm loét dạ dày

Đau dạ dày uống cafe được không? Có cần cai nghiện không?

Một tách cà phê với hương vị đậm đà, thơm lừng vào buổi sáng sẽ phần nào giúp chúng ta tỉnh táo và tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, những người bị đau dạ dày lại rất nhạy cảm với các loại đồ uống như cà phê hoặc bia rượu, chúng có thể khiến cho cơn đau trầm trọng hơn. Vậy đau dạ dày uống cafe được không? Cùng tìm lời giải đáp dưới bài viết sau đây. Tìm hiểu đau dạ dày có uống cà phê được không Đau dạ dày uống cafe được không? Theo các chuyên gia y tế, đau dạ dày không nên uống cafe vì chất caffeine có trong cà phê có thể gây hại đến dạ dày. Vị đắng của cà phê có thể tăng tiết axit và dịch vị dạ dày, làm trầm trọng thêm các bệnh lý như viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích,...Đồng thời còn gây ra các triệu chứng khó chịu khác như loét, buồn nôn, ợ nóng, ợ đắng, trào ngược axit,... Dưới đây là những lý do chính giải thích việc đau dạ dày không nên uống cà phê: Caffein gây co thắt dạ dày Đau dạ dày có nên uống uống phê không thì là không nên. Vì caffeine trong cà phê là một chất có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, nhằm giúp người uống tỉnh táo và giảm sự mệt mỏi. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chất này còn làm tăng tần suất các cơn co thắt ở tiêu hóa và tăng tiết dịch vị dạ dày. Khi kết hợp cùng sữa sẽ khiến vết loét tại niêm mạc dạ dày tổn thương nặng hơn. Một nghiên cứu vào năm 1998 đã kết luận, cà phê chứa caffein kích thích đại tràng hơn 23% so với cà phê decaf. Ngoài ra, trong một số trường hợp cà phê không phải là nguyên nhân chính khiến dạ dày bị đau. Mà thực tế, sự khó chịu có thể bắt nguồn từ các chất phụ gia đi kèm như kem, sữa, đường, chất làm ngọt. Theo báo cáo, khoảng 65% người trên thế giới không tiêu hóa được đường sữa lactose, nên sẽ gặp các triệu chứng như co thắt dạ dày, đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy. Caffein gây co thắt dạ dày Axit chlorogen và N-alkanoyl-5-hydroxytryptamide Cà phê còn chứa nhiều axit như axit chlorogen và N-alkanoyl-5-hydroxytryptamide có thể gây tăng sản xuất axit dạ dày. Những axit này sẽ phân hủy thức ăn để đi xuống ruột, sau đó tiêu hóa.  Hợp chất tanin gây thiếu máu Một số nghiên cứu có chỉ ra, trong cà phê có chứa hoạt chất dạng polyphenol, chúng có thể hấp thụ sắt trong cơ thể. Từ đó gây ra tình trạng thiếu máu, thiếu sắt, ảnh hưởng trực tiếp tới dạ dày.  Gây rối loạn tiêu hóa Cà phê có thể làm giảm hấp thụ Magie, một trong những chất xây dựng hệ miễn dịch của cơ thể. Sự thiếu hụt khoáng chất này sẽ khiến bệnh lý đường tiêu hóa diễn biến nhanh và nặng hơn. Lúc này, người bệnh bị đau dạ dày sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày hoặc viêm tá tràng. Người đau dạ dày uống cafe có thể bị rối loạn tiêu hóa Đi vệ sinh nhiều hơn thường ngày Caffein có tính lợi tiểu, khiến người đau dạ dày đi tiểu nhiều hơn. Điều này có nghĩa là họ sẽ phải đối diện với tình trạng mất nước, táo bón và ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất, tạo áp lực co bóp lên dạ dày. Cách uống cà phê cho người đau dạ dày Với những người đang bị đau dạ dày nhưng vẫn muốn thưởng thức cà phê thì phải có những điều chỉnh để giảm thiểu tác động tiêu cực lên dạ dày. Nên uống cà phê từ từ từng ngụm, không nên uống lúc đói mà hãy nhấm nháp trong thời gian ăn trưa. Chọn hạt cà phê tối màu, rang ở nhiệt độ cao để tính axit sẽ giảm đi. Ưu tiên cà phê đen nguyên chất, giảm thiểu thêm sữa, đường hoặc chất phụ gia. Nên pha loãng để giảm nồng độ kích thích. Cà phê espresso có nồng độ cao, không phù hợp với người đau dạ dày. Không nên uống trước khi đi ngủ. Một số lưu ý cho người bị đau dạ dày Sau khi tìm hiểu đau dạ dày uống cà phê được không thì người bệnh cũng nên kiêng một số thực phẩm sau để không làm tình trạng nặng hơn: Tránh đồ cay, nóng, thực phẩm chua, giàu chất béo và thực phẩm khó tiêu hóa.  Không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,... Thay vì uống cà phê, người đau dạ dày có thể uống các loại đồ uống khác như trà gạo, trà xanh, trà thì là, trà nghệ mật ong, sữa chua, nước ép cà rốt,... Tóm lại, “Đau dạ dày uống cafe được không” thì tốt nhất là không nên. Người bệnh có thể uống các thức uống tốt cho dạ dày khác để thay thế. Đồng thời cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và thường xuyên khám định kỳ. >> Xem thêm: Cách chữa trào ngược dạ dày bằng chuối xanh lành tính Cách chữa trào ngược dạ dày bằng cây rau mương ít người biết Top hạt chữa đau dạ dày quen thuộc nhưng ít ai biết tới

Sáng uống gì tốt cho dạ dày? 9+ thức uống giảm cơn đau tức thì

Dạ dày được ví như "trái tim thứ hai" của cơ thể, và việc chăm sóc nó ngay từ buổi sáng là vô cùng quan trọng. Một thức uống phù hợp không chỉ đánh thức hệ tiêu hóa mà còn bảo vệ và nuôi dưỡng dạ dày, giúp bạn khởi đầu ngày mới tràn đầy năng lượng. Vậy sáng uống gì tốt cho dạ dày? Sáng uống gì tốt cho dạ dày? 9+ thức uống hỗ trợ giảm đau tức thì Sáng uống gì tốt cho dạ dày? Nước lọc Nước không chỉ cần thiết cho mọi hoạt động sống mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Thiếu nước có thể khiến quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn hơn, gây ra cảm giác khó chịu ở dạ dày và nhiều triệu chứng khác. Hãy đảm bảo bạn cung cấp đủ nước cho cơ thể bằng cách uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, chia đều ra để uống trong suốt cả ngày. Khi cơn đau dạ dày xuất hiện, hãy thử uống một ly nước ấm và ngồi thư giãn trên ghế tựa. Điều này có thể giúp làm dịu cơn đau và mang lại cảm giác thoải mái hơn cho dạ dày của bạn. Nghệ mật ong  Ăn uống gì tốt cho dạ dày? – Củ nghệ từ lâu đã được biết đến với nhiều lợi ích trong việc cải thiện các vấn đề tiêu hóa như khó tiêu, loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Curcumin, hoạt chất chính trong nghệ, đã được chứng minh có khả năng làm giảm các triệu chứng viêm dạ dày chỉ trong vài tuần. Không chỉ vậy, curcumin còn tạo thành một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của axit dịch vị. Sự kết hợp giữa nghệ và mật ong không chỉ giúp tăng tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa mà còn không làm tăng tiết axit dạ dày, vì vậy đây là một phương pháp phổ biến để giảm đau dạ dày hiệu quả. Nước nghệ mật ong – Bộ đôi hỗ trợ giảm đau dạ dày Cách 1: Sử dụng nghệ tươi Gọt vỏ, rửa sạch và giã nát 1 củ nghệ tươi. Vắt lấy nước cốt để thu được khoảng 3 muỗng cà phê nghệ. Pha nghệ với mật ong và 100ml nước ấm. Uống 2 lần/ngày, sau bữa cơm trưa và tối khoảng 30 phút. Duy trì trong 2 tháng để thấy hiệu quả rõ rệt. Cách 2: Sử dụng tinh bột nghệ Cho khoảng 2 thìa cà phê tinh bột nghệ và 1 thìa mật ong vào ly. Thêm nước ấm vào, khuấy đều cho tan. Uống sau mỗi bữa ăn để đạt hiệu quả lâu dài. Nước dừa Nước dừa có khả năng làm dịu cơn đau dạ dày nhờ chứa axit lauric. Khi vào cơ thể, axit lauric chuyển hóa thành monolaurin, một chất có khả năng kháng khuẩn, giúp loại bỏ vi khuẩn Helicobacter pylori - nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, các enzyme như catalase và dehydrogenase trong nước dừa còn kích thích dạ dày tiết chất nhầy, tạo lớp bảo vệ cho niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa viêm loét. Hơn nữa, với tính kiềm nhẹ, nước dừa có thể trung hòa một phần axit dịch vị, giảm thiểu sự tấn công của axit lên các vết loét, từ đó giảm đau hiệu quả. Cam thảo  Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng hoạt chất chống oxy hóa glabridin và glabrene có trong rễ cam thảo có khả năng giảm đau và thúc đẩy quá trình lành vết loét dạ dày. Không chỉ vậy, cam thảo còn giúp giảm nhanh các triệu chứng buồn nôn, ợ nóng thường gặp khi đau dạ dày. Thậm chí, chiết xuất từ cam thảo còn có thể tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori - một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Nước cam thảo – Giảm đau, thúc đẩy quá trình làm lành vết loét dạ dày Cách sử dụng: Thêm cao lỏng chiết xuất từ cam thảo vào đồ uống và dùng khi còn ấm. Uống 4 lần mỗi ngày, mỗi lần 15ml. Duy trì liệu trình trong 6 ngày để thấy hiệu quả rõ rệt. Lưu ý, các chuyên gia khuyến cáo không nên tiêu thụ quá nhiều cam thảo trong một ngày. Liều lượng an toàn được khuyến nghị là từ 4 - 80g/ngày. Nước ép lô hội  Nếu bạn đang tìm kiếm một loại nước ép tốt cho người đau dạ dày, đừng bỏ qua nước ép lô hội. Với đặc tính làm dịu và giảm viêm, lô hội không chỉ hỗ trợ giảm đau dạ dày mà còn giúp cải thiện các triệu chứng như co thắt, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy. Cách làm nước ép lô hội đơn giản: Rửa sạch lá lô hội, gọt bỏ vỏ xanh bên ngoài để lấy phần thịt trắng bên trong. Ép phần thịt trắng này để lấy nước cốt. Pha 1 thìa nước cốt lô hội với 1 cốc nước ấm (khoảng 250ml). Thêm 1 thìa cà phê nước cốt chanh, khuấy đều và thưởng thức khi còn ấm. Lá bạc hà Thức uống quen thuộc và tốt cho việc uống gì tốt cho dạ dày đó chính là lá bạc hà. Bạc hà với khả năng làm dịu dạ dày, bạc hà đặc biệt hữu ích trong việc giảm đau và co thắt dạ dày. Hơn nữa, hương vị tươi mát mà còn giúp bạn dễ chịu, thoải mái hơn. Sáng uống gì tốt cho dạ dày? – Nước bạc hà  Cách sử dụng lá bạc hà: Hãm trà bạc hà: Cho vài lá bạc hà tươi vào cốc nước nóng, hãm như trà và thưởng thức 2-3 lần mỗi ngày. Sinh tố hoặc nước ép bạc hà: Xay hoặc ép lá bạc hà tươi lấy nước uống. Nhai trực tiếp: Nhai 2-3 lá bạc hà tươi, 2-3 lần mỗi ngày. Trà hoa cúc Nếu bạn đang không biết sáng uống gì tốt cho dạ dày thì hãy thử trà hoa cúc. Với khả năng giải nhiệt, giảm viêm và chống co thắt cơ dạ dày, hoa cúc không chỉ giúp giảm đau hiệu quả mà còn hỗ trợ giảm căng thẳng - một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về dạ dày. Cách pha trà hoa cúc: Cho 10g hoa cúc khô vào ấm, tráng qua một lần với nước sôi để loại bỏ bụi bẩn. Thêm nước sôi vào ấm, hãm trà trong khoảng 10-15 phút để tinh chất hoa cúc được chiết xuất hoàn toàn. Lọc lấy nước trà, thêm mật ong theo khẩu vị và thưởng thức. Uống trà hoa cúc ấm nóng từ từ sẽ giúp bạn cảm nhận được sự thư thái, dễ chịu và giảm bớt những cơn đau dạ dày khó chịu. Sữa chua Uống sữa gì tốt cho dạ dày? - Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn probiotic có lợi cho hệ tiêu hóa. Chúng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và giảm viêm. Hãy chọn sữa chua không đường hoặc ít đường để tránh gây kích ứng dạ dày. Nước gừng  Gừng với đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, gừng có thể làm dịu dạ dày, giảm viêm, từ đó nhanh chóng xoa dịu cảm giác đau và khó chịu. Nước gừng – Làm dịu dạ dày, giảm viêm, xoa dịu cảm giác đau Cách pha nước gừng uống giảm đau dạ dày: Trà gừng: Với đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, gừng có thể làm dịu dạ dày, giảm viêm, từ đó nhanh chóng xoa dịu cảm giác đau và khó chịu. Trà gừng kết hợp trà xanh: Thêm vài lát gừng thái nhỏ vào tách trà xanh. Uống vào buổi sáng hoặc buổi tối để giảm đau dạ dày trong vòng 2-3 ngày. Nước gừng chanh mật ong: Pha một thìa nước cốt gừng tươi, một thìa nước cốt chanh với nước lọc. Thêm một thìa mật ong, khuấy đều. Uống đều đặn vào mỗi buổi sáng. Sáng ăn gì tốt cho dạ dày? Buổi sáng là thời điểm quan trọng để cung cấp năng lượng cho cơ thể sau một đêm dài, đặc biệt là đối với những người có vấn đề về dạ dày. Dưới đây là một số gợi ý về những món ăn sáng tốt cho dạ dày vào buổi sáng:  Sáng ăn gì tốt cho dạ dày? Cháo, súp, canh: Đây là những món ăn dễ tiêu hóa, không gây áp lực lên dạ dày, đặc biệt phù hợp cho những người bị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Bánh mì: Bánh mì là nguồn cung cấp tinh bột tốt, dễ tiêu hóa và có khả năng thấm hút axit dạ dày, giúp giảm cảm giác nóng rát và khó chịu. Nên chọn bánh mì nguyên cám hoặc bánh mì đen vì chúng giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa. Trứng: Trứng là nguồn cung cấp protein dồi dào, dễ tiêu hóa và ít gây kích ứng dạ dày. Bạn có thể luộc, hấp, hoặc chiên trứng với ít dầu mỡ. Ngũ cốc: Ngũ cốc như yến mạch, gạo lứt, hạt quinoa là nguồn cung cấp chất xơ tốt, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và giảm táo bón. Bạn có thể nấu cháo ngũ cốc hoặc ăn ngũ cốc kèm với sữa chua, trái cây. Đau dạ dày kiêng uống gì? Ngoài việc nắm rõ sáng uống gì tốt cho dạ dày thì bạn cũng cần tránh một số loại đồ uống sau: Đau dạ dày kiêng rượu bia, đồ uống kích thích Rượu bia: Rượu bia không chỉ làm suy yếu lớp màng bảo vệ dạ dày mà còn tương tác với thuốc điều trị, làm giảm hiệu quả của thuốc. Đồ uống chứa caffeine: Cà phê, trà đen, trà xanh, cacao nóng, và nước tăng lực có thể gây kích ứng dạ dày. Ngay cả cà phê decaf cũng nên hạn chế vì tính axit của nó. Nước có gas: Gây tăng khí trong đường tiêu hóa, dẫn đến đầy hơi, khó chịu. Nước ép trái cây có tính axit: Các loại nước ép như cam, chanh, bưởi có thể kích ứng niêm mạc dạ dày, làm tình trạng đau trở nên trầm trọng hơn. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có thêm lựa chọn sáng uống gì tốt cho dạ dày. Hãy lắng nghe cơ thể, thử nghiệm và tìm ra những thức uống "chân ái" cho riêng mình. Bên cạnh đó, đừng quên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống khoa học và thăm khám bác sĩ định kỳ để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và cuộc sống viên mãn. >> Xem thêm: Nửa đêm đau dạ dày phải làm sao? Lời khuyên từ bác sĩ 55 Món ăn tốt nhất cho người đau dạ dày dễ tiêu hoá 7 mẹo chữa đau dạ dày khi mang thai an toàn cho mẹ và bé

Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Các biến chứng có thể gặp

Viêm loét dạ dày bệnh hệ tiêu hóa gặp phổ biến ở người trên 50 tuổi. Bệnh để lại nhiều triệu chứng gây đau đớn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Vậy viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Loét dạ dày có phải mổ không? Cùng tìm hiểu sự thật về bệnh qua bài viết dưới đây nhé!  Giải đáp loét dạ dày có thực sự nguy hiểm? Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?  Viêm loét dạ dày còn gọi với tên khác là bệnh đau dạ dày. Tùy vào từng vị trí loét bệnh sẽ có tên gọi cụ thể khác nhau như đau thượng vị, viêm hang vị, viêm bờ cong nhỏ dạ dày, viêm tâm vị, loét hang vị….. Bệnh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau có thể kể tới:  Do vi khuẩn HP gây nên  Uống nhiều đồ uống chứa cồn hoặc đồ uống có chứa caffeine  Chế độ ăn uống không phù hợp, ăn không đúng bữa hoặc ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn chua, khó tiêu, chưa nhai kỹ đã nuốt….  Nhiễm độc từ đồ ăn, thức uống hàng ngày  Sử dụng thuốc tây nhiều hoặc tác dụng phụ của thuốc giảm đau cũng gây viêm loét dạ dày  Do học tập, công việc quá căng thẳng, áp lực  Có thể thấy dạ dày là bộ phận quan trọng trong cơ thể giúp chuyển hóa dưỡng chất từ thức ăn đồng thời đưa chất dinh dưỡng đến cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh loét dạ dày là bệnh hệ tiêu hóa phổ biến hiện nay và nó cũng là chứng bệnh rất nguy hiểm. Khi không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng xấu như ung thư dạ dày, thủng dạ dày…..  Chính vì những nguy hiểm tiềm ẩn đó người bệnh không nên chủ quan. Nên chữa trị khi bệnh còn ở thể cấp tính bởi khi này bệnh còn nhẹ và kết quả điều trị cao hơn còn đối với trường hợp bệnh mãn tính không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây khó khăn trong quá trình chữa bệnh lẫn chi phí chữa trị đặc biệt khi này dạ dày bị bào mòn rất dễ gây dị sản hoặc loạn sản. Đó cũng chính là nguyên nhân hình thành nên tế bào ung thư nếu không điều trị đúng lúc.  Viêm loét dạ dày là bệnh nguy hiểm nếu không được chữa kịp thời  Biến chứng nguy hiểm của bệnh  Bệnh gây ra những cơn đau âm ỉ có thể xuất hiện cả ngày lẫn đêm, trước bữa ăn hay sau bữa ăn, tuy nhiên cấp độ đau sẽ tăng dần theo mức độ bệnh. Tình trạng bệnh thường kéo dài vài ngày rồi khỏi dần nhưng cũng có trường hợp cơn đau kéo dài vài tuần, vài tháng, vài năm. Vậy loét hang vị dạ dày có nguy hiểm không? Viêm loét dạ dày có gây ung thư? Trên thực tế, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhau có thể kể tới như:  Hẹp môn vị dạ dày  Người bị viêm loét dạ dày rất dễ mắc hẹp môn vị dạ dày. Bệnh sẽ gây ra một vài triệu chứng thường gặp như:  Buồn nôn, nôn Đau bụng dồn dập, theo cơn và kéo dài nhiều ngày Người mệt mỏi, không có sức lực  Tiêu chảy  Xuất huyết tiêu hóa  Tiêu hóa bị xuất huyết là tình trạng ống tiêu hóa có xuất hiện máu, khi này bệnh nhân thường đi ngoài ra máu hoặc nôn ra máu. Ngoài ra đại tiện có thể có màu đỏ hoặc màu hơi đen.  Thủng dạ dày  Loét dạ dày nặng có nguy hiểm không? Nếu loét dạ dày không được điều trị kịp thời có thể gây thủng dạ dày. Ban đầu cơn đau chỉ xuất hiện ở vùng thượng vị kèm với đó là cảm giác giống như có dao đâm mạnh vào bụng, bụng cứng, thở cũng sẽ thấy đau. Sau đó cơn đau sẽ nhanh chóng lan khắp bụng.  Với những biểu hiện tương tự như trên có khả năng người bệnh đã bị biến chứng sang thủng dạ dày. Nếu không được can thiệp vào điều trị sớm bệnh có thể gây tử vong.  Ung thư dạ dày   Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Bệnh sẽ không nguy hiểm nếu được chữa trị sớm nhưng khi không chữa trị, để bệnh tiến triển khả năng cao dẫn đến ung thư dạ dày. Đây là bệnh ác tính được liệt kê vào nhóm ung thư đường tiêu hóa.  Ung thư dạ dày là một trong những biến chứng có thể gặp của loét dạ dày  Giải pháp nào cho người bị viêm loét dạ dày? Bình Vị Thái Minh là giải pháp hàng đầu cho người mắc viêm loét dạ dày. Với thành phần từ thảo dược thiên nhiên, giải pháp giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, trung hòa axit dư thừa và giảm cảm giác đau rát, buồn nôn,... Bình Vị Thái Minh không chỉ hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày mà còn ngăn ngừa tái phát, mang lại sự nhẹ nhõm và cải thiện sức khỏe tiêu hóa cho người dùng sau một thời gian ngắn sử dụng. Vừa qua các bác sĩ của Bệnh viện Quân Y 103 và Học viện Quân y đã thực hiện nghiên cứu chứng minh hiệu quả của Bình Vị Thái Minh. Đây là sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ các thảo dược tự nhiên như: Dạ cẩm, Lá khôi, Thương truật, Núc nác Kết quả cho thấy Bình Vị Thái Minh có tác dụng: Ức chế rõ ràng sự phát triển của vi khuẩn HP. Bên cạnh đó, trường Đại học Y Hà Nội cũng đã nghiên cứu đánh giá hiệu quả cho thấy Bình Vị Thái Minh có tác dụng hỗ trợ:  Trung hoà, giảm tiết acid dịch vị từ đó làm hạn chế môi trường sống của vi khuẩn HP, ngăn tình trạng viêm loét dạ dày Bao bọc, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự bào mòn của acid dịch vị, hồi phục vết loét do vi khuẩn HP gây ra, giảm đau dạ dày Kích thích tiêu hoá, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, giảm trào ngược, ợ hơi, ợ chua.  Bình Vị Thái Minh không chỉ hiệu quả với người bị viêm loét, đau dạ dày có vi khuẩn HP mà còn hiệu quả với người bị trào ngược dạ dày BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn  TẠI ĐÂY   4 lí do nên chọn Bình Vị Thái Minh khi bị Trào ngược dạ dày, Đau dạ dày 1. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền thiết bị tự động hóa hiện đại của Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh – đơn vị sản xuất Dược phẩm hàng đầu Việt Nam Video VTV1 đưa tin về Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh 2. Bình Vị Thái Minh đã được chứng minh hiệu quả qua nhiều nghiên cứu khoa học Bình Vị Thái Minh đã được nghiên cứu hiệu quả tại các cơ sở y tế hàng đầu cả nước như Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Quân Y 103 giúp: – Ngăn trào ngược dạ dày thực quản– Cải thiện chỉ số loét và diện tích ổ loét ở niêm mạc dạ dày– Giảm đau dạ dày hiệu quả – Ức chế rõ ràng sự phát triển của vi khuẩn HP Nghiên cứu của Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Quân Y 103 3. Sản phẩm được nhiều chuyên gia y tế đánh giá cao và tư vấn sử dụng : Bác sĩ Hoàng Đình Lân – Nguyên trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương tư vấn   Hãy gọi ngay tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800 6397  để được tư vấn về tình trạng trào ngược dạ dày thực quản bạn đang gặp phải nhé. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn  TẠI ĐÂY 4. 98% người dùng hài lòng về hiệu quả của Bình Vị Thái Minh Theo Khảo sát đánh giá hiệu quả người tiêu dùng thuộc khuôn khổ chương trình Tin Dùng Việt Nam 2022, do Tạp chí Kinh tế Việt Nam thực hiện: 98% người dùng hài lòng về hiệu quả của Bình Vị Thái Minh Bình Vị Thái Minh là sản phẩm dành cho người trào ngược dạ dày, viêm loét và đau dạ dày hàng đầu Việt Nam Bà Hoàng Thị Nga: Ở Cầu Giấy, Hà Nội Phát biểu trong buổi Toạ đàm công bố kết quả khảo sát đánh giá người tiêu dùng, bà Nga chia sẻ “Nhà tôi cứ đến tháng lĩnh lương là ra nhà thuốc mua Bình Vị Thái Minh, mua không tiếc tiền…” Chú Đinh Văn Quang: Ở khu căn hộ cao cấp Gold View, phường 1, quận 4, TP HCM. Khám ở Việt Nam không ra bệnh, chú sang Singapore khám thì được chẩn đoán bị trào ngược và đau dạ dày. Chú hay bị đau rát vùng thượng vị, dịch ở dạ dày cứ trào ngược lên cổ họng, lúc đắng lúc chua, nhất là vào ban đêm. Những cơn đau dạ dày khi thì âm ỉ, lúc thì dữ dội, mà mỗi lần suy nghĩ lại càng đau tợn. Nhờ có Bình Vị Thái Minh mà… Báo chí nói về Bình Vị Thái Minh BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn  TẠI ĐÂY    

Giải đáp: Các loại sữa chua nào tốt cho dạ dày?

Sữa chua được coi là thực phẩm bổ dưỡng đối những người bị bệnh dạ dày. Nhưng không phải loại sữa chua nào cũng có thể tùy tiện sử dụng. Vậy loại sữa chua nào tốt cho dạ dày? Mời bạn cùng tham khảo qua bài viết dưới đây. Lợi ích của sữa chua đối với dạ dày Sữa chua là một sản phẩm từ sữa được tạo ra bằng cách lên men sữa, thường là sữa bò, nhờ vào các loại vi khuẩn có lợi, chủ yếu là Lactobacillus bulgaricus và Streptococcus thermophilus. Quá trình lên men này làm cho sữa trở nên đặc và có vị chua đặc trưng do việc chuyển hóa đường lactose thành axit lactic. Sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn, các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho một cơ thể khỏe mạnh. Vậy sữa chua có tốt cho dạ dày không thì câu trả lời là CÓ. Cụ thể: Cải thiện hệ vi sinh đường ruột: Probiotic trong sữa chua giúp cân bằng vi khuẩn có lợi, hỗ trợ tiêu hóa và giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa. Giảm viêm loét dạ dày: Probiotic kiềm chế vi khuẩn Helicobacter pylori, nguyên nhân chính gây loét dạ dày, giúp bảo vệ niêm mạc. Hỗ trợ tiêu hóa: Axit lactic trong sữa chua giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng hơn, giảm khó tiêu và đầy bụng. Giảm triệu chứng trào ngược axit: Sữa chua có thể làm dịu niêm mạc dạ dày và thực quản, giảm cảm giác nóng rát do trào ngược axit. Tăng cường hệ miễn dịch đường ruột: Probiotic giúp tăng cường khả năng miễn dịch của đường tiêu hóa, giảm nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề về tiêu hóa. Giảm đầy hơi và khó tiêu: Sữa chua giúp phân hủy đường lactose, giảm triệu chứng đầy hơi và khó tiêu, đặc biệt cho những người không dung nạp lactose. Sữa chua chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe Loại sữa chua nào tốt cho dạ dày Sau khi đã xác định được các lợi ích của sữa chua với người bị dạ dày thì việc lựa chọn sản phẩm phù hợp cũng rất quan trọng. Dưới đây là các loại sữa chua tốt cho dạ dày và lợi ích cụ thể của chúng: Sữa chua không đường Sữa chua không đường không chứa đường tinh luyện, giúp tránh tình trạng kích ứng niêm mạc dạ dày. Việc không có đường giúp giảm nguy cơ lên men quá mức trong dạ dày và ruột, từ đó giảm đầy hơi và khó tiêu. Sữa chua không đường vẫn giữ được các lợi khuẩn tự nhiên giúp cải thiện tiêu hóa và tăng cường hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, sữa chua không đường còn chứa ít hương liệu, không chất tạo màu và chất bảo quản, từ đó giảm nguy cơ liên quan đến các bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường hoặc béo phì. Sữa chua chứa men vi sinh Sữa chua này chứa các loại lợi khuẩn như Lactobacillus và Bifidobacterium, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và làm dịu các triệu chứng khó chịu liên quan đến viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích và tiêu chảy. Probiotic còn giúp cải thiện khả năng tiêu hóa và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại trong dạ dày. Sữa chua không lactose Đối với những người không dung nạp lactose, sữa chua không lactose là lựa chọn lý tưởng. Nó giúp tránh các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi và khó chịu trong dạ dày do không tiêu hóa được đường lactose. Loại sữa chua này vẫn cung cấp đầy đủ probiotic và các dưỡng chất cần thiết cho hệ tiêu hóa. Sản phẩm này phù hợp với những người không dung nạp lactose hoặc bị các vấn đề liên quan đến tiêu hóa do lactose, như đầy bụng, tiêu chảy. Các loại sữa chua nào tốt cho dạ dày? Sữa chua hữu cơ  Sữa chua hữu cơ chính là câu trả lời cho câu hỏi “Loại sữa chua nào tốt cho dạ dày”. Sữa chua hữu cơ được làm từ sữa không chứa kháng sinh, hormone và hóa chất độc hại, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày tốt hơn. Loại sữa chua này còn giữ được nhiều dưỡng chất tự nhiên và lợi khuẩn hơn, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe đường ruột.  Ngoài ra, nó thường ít gây kích ứng dạ dày và không gây khó chịu cho những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm. Thích hợp với người muốn dùng sản phẩm tự nhiên, an toàn cho sức khỏe và những người có dạ dày nhạy cảm. Sữa chua nếp cẩm Sữa chua nếp cẩm kết hợp giữa sữa chua lên men và nếp cẩm, giàu chất xơ và chất chống oxy hóa. Nếp cẩm có chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho dạ dày, giúp kích thích tiêu hóa và giảm triệu chứng khó tiêu. Ngoài ra, axit lactic từ sữa chua giúp làm dịu dạ dày, trong khi nếp cẩm cung cấp chất xơ, giúp cải thiện nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón. Sữa chua nếp cẩm phù hợp với những người muốn bổ sung thêm chất xơ trong chế độ ăn uống và cải thiện tiêu hóa một cách toàn diện, đặc biệt là những người thích sự kết hợp giữa sữa chua và ngũ cốc. Cách ăn sữa chua chuẩn xác cho người dạ dày Để tận dụng tối đa lợi ích của sữa chua đối với dạ dày, người có vấn đề về dạ dày cần chú ý cách ăn như sau: Không ăn khi đói, nên ăn sữa chua sau bữa ăn chính khoảng 1-2 giờ để bảo vệ các lợi khuẩn probiotic trong sữa chua và tránh kích ứng dạ dày. Hạn chế ăn quá nhiều sữa chua để tránh tình trạng khó tiêu hoặc đầy bụng, mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 1-2 hộp (100-200g) là đủ. Trộn sữa chua với các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như trái cây mềm hoặc ngũ cốc. Điều này giúp cung cấp thêm chất xơ và dưỡng chất, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả hơn. Hâm nóng sữa chua có thể làm giảm số lượng lợi khuẩn có lợi. Ăn sữa chua ở nhiệt độ thường hoặc lạnh để bảo toàn các lợi khuẩn. Ăn sữa chua mỗi ngày vào cùng một thời điểm giúp duy trì hệ vi sinh đường ruột ổn định và hỗ trợ tiêu hóa liên tục. Nếu bạn đang dùng thuốc kháng sinh, hãy đợi ít nhất 1-2 giờ trước khi ăn sữa chua để không làm giảm hiệu quả của lợi khuẩn. Ăn sữa chua đúng cách và đủ lượng mỗi ngày Tóm lại, loại sữa chua nào tốt cho dạ dày thì tùy vào tình trạng sức khỏe dạ dày và nhu cầu dinh dưỡng, bạn có thể lựa chọn loại sữa chua phù hợp. Đối với người bị các vấn đề về tiêu hóa hoặc dạ dày nhạy cảm, nên ưu tiên sữa chua không đường, sữa chua chứa men vi sinh hoặc sữa chua không lactose. Trong khi đó, sữa chua hữu cơ và sữa chua nếp cẩm cung cấp thêm dưỡng chất và hương vị, đồng thời vẫn tốt cho hệ tiêu hóa. >> Xem thêm: 55 Món ăn tốt nhất cho người đau dạ dày dễ tiêu hoá Top hạt chữa đau dạ dày quen thuộc nhưng ít ai biết tới 10 cách chữa nóng rát dạ dày tại nhà “cực kỳ” hiệu quả

“Giải đáp” thắc mắc: Trào ngược dạ dày uống thuốc gì cho khỏi?

Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh phổ biến, gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống hàng ngày với những triệu chứng khó chịu. Việc tìm kiếm một giải pháp hiệu quả để chấm dứt tình trạng này là điều mà nhiều người bệnh quan tâm. Vậy trào ngược dạ dày uống thuốc gì cho khỏi? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết này. Trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì là tốt nhất? Bệnh trào ngược dạ dày là gì? Để biết trào ngược dạ dày uống gì cho hết, đầu tiên cần tìm hiểu rõ về nguyên nhân và cơ chế của bệnh. Trào ngược dạ dày (Gastroesophageal Reflux - GERD) là tình trạng axit dạ dày tiết ra quá mức bình thường, trào ngược lên thực quản và gây ra những tổn thương ở ống thực quản. Theo thống kê ở Việt Nam, cứ 10 người mắc trào ngược dạ dày thực quản thì đến 6 người gặp phải những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe như viêm thanh quản, loét thực quản, ung thư thực quản dạ dày… Trào ngược dạ dày là bệnh gì? Khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác nóng bỏng sau xương ức giữa ngực, hiện tượng này thường xảy ra ngay sau bữa ăn, lúc cúi người hoặc khi nằm ngửa. Những cơn ợ nóng, ợ chua thường xuyên xuất hiện khiến người bệnh luôn cảm thấy đau nóng rát ở bụng trên. Khi nuốt cảm giác bị nghẹn như có dị vật hoặc thấy vướng sau yết hầu hoặc sau xương ức. Vậy trào ngược dạ dày uống thuốc gì cho khỏi? Rất nhiều người có chung thắc mắc: liệu trào ngược dạ dày uống thuốc gì tốt nhất hay trào ngược dạ dày uống gì cho khỏi? Hiện nay, với sự phát triển của nền y học, rất nhiều nghiên cứu đã được ra đời nhằm giải quyết các tình trạng bệnh lý dạ dày. Trong đó, thuốc tây y được xem là cách điều trị phổ biến. Dưới đây là một số tên thuốc không thể không kể đến như: Thuốc kháng axit và trung hòa axit Nhóm thuốc này hoạt động nhanh chóng bằng cách trung hòa axit dư thừa trong dạ dày. Khi axit được kiềm hóa, các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, ợ chua sẽ nhanh chóng giảm đi. Các loại thuốc kháng axit thường dùng bao gồm: Aluminium hydroxide Aluminium hydroxide (nhôm hydroxide) là một loại thuốc kháng acid phổ biến, được sử dụng để giảm các triệu chứng khó chịu do tăng acid dạ dày như ợ nóng, ợ chua và đầy bụng. Thuốc hoạt động bằng cách trung hòa axit trong dạ dày, giúp làm dịu niêm mạc dạ dày bị kích ứng. Aluminium hydroxide - một loại thuốc kháng acid làm giảm các triệu chứng khó chịu của dạ dày Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên uống nhôm hydroxide sau bữa ăn khoảng 1-2 giờ hoặc trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, không nên uống thuốc khi đói vì có thể gây kích ứng dạ dày. Sodium carbonate Còn được gọi với tên khác natri carbonate. Loại thuốc này được dùng làm giảm tính axit trong dịch vị dạ dày, từ đó các triệu chứng như ợ nóng, khó tiêu được thuyên giảm. Calcium carbonate Calcium carbonate có cơ thể hoạt động tương tự như các loại thuốc kháng axit khác. Song, chúng cũng có thể được sử dụng cho những đối tượng có nồng độ canxi trong máu thấp. Magnesium hydroxide Magnesium hydroxide khi vào dạ dày sẽ giải phóng các anion giúp trung hòa axit. Loại thuốc này hoạt động như chất đệm axit giúp giảm tình trạng trào ngược dạ dày. Đồng thời làm tăng nhu động ruột nên thường được dùng kết hợp để cải thiện tình trạng táo bón. Đặc biệt, vì thuốc có tác dụng nhuận tràng nên việc sử dụng riêng biệt magnesium hydroxide có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy. Thuốc làm giảm sản xuất axit Trào ngược dạ dày uống gì cho đỡ? Thuốc làm giảm sản xuất axit (thuốc chẹn thụ thể H2) là nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi để giảm sản sinh ra axit dạ dày. Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này là tác động chọn lọc lên các thụ thể H2 ở thành dạ dày, từ đó ức chế quá trình sản xuất axit. Một số loại thuốc chẹn thụ thể H2 phổ biến hiện nay bao gồm: Nizatidine Nizatidine có cấu trúc hóa học tương tự histamine, một chất kích thích sản xuất axit dạ dày. Tuy nhiên, thay vì kích thích, Nizatidine lại cạnh tranh với histamin để gắn vào các thụ thể H2 trên thành dạ dày. Nhờ đó, thuốc ức chế quá trình sản xuất axit, làm giảm lượng axit trong dạ dày và giảm các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày. Lưu ý: Nizatidine chủ yếu được thải trừ qua thận. Do đó, ở những bệnh nhân suy thận nặng, khả năng loại bỏ thuốc sẽ giảm đi. Vì vậy, nếu bạn đang gặp các vấn đề về thận, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều chỉnh liều dùng phù hợp, tránh những tác dụng không mong muốn. Famotidine Là một trong những loại thuốc chẹn H2 được sử dụng phổ biến hiện nay. Giống như các loại thuốc chẹn H2 khác, Famotidine có thể gây tổn thương cho gan và thận. Vì vậy, trước khi sử dụng bạn cần trao đổi với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng phù hợp. Cimetidine Cimetidine làm giảm sản sinh ra axit dạ dày bằng cách kích thích các dây thần kinh X, gastrin và histamine. Nhóm thuốc này không có tác dụng giảm đau nhanh như các loại thuốc kháng axit khác. Song khả năng giảm đau lại có thể kéo dài lâu hơn. Khi sử dụng thuốc này, bạn có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn như hạ huyết áp, chóng mặt, nhức đầu, tiêu chảy, mệt mỏi… Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ có xu hướng thuyên giảm sau khi bạn ngưng dùng. Ranitidine Ranitidine hoạt động bằng cách ức chế thụ thể H2, từ đó làm giảm đáng kể lượng acid dạ dày được tiết ra. Thuốc cũng ức chế tác dụng của các chất kích thích tiết acid khác như pentagastrin và các chất trung gian khác. Do thuốc chuyển hóa chủ yếu qua gan và thải trừ qua thận nên nếu bệnh nhân gặp phải vấn đề về suy gan hoặc suy thận cần thận trọng khi sử dụng và cân nhắc kỹ lưỡng lợi ích và nguy cơ trước khi quyết định dùng thuốc. Ranitidine làm giảm lượng acid dạ dày tiết ra Thuốc ức chế bơm proton Trào ngược dạ dày uống thuốc gì khỏi? Thuốc ức chế bơm proton (PPI) có tác dụng làm giảm đáng kể lượng axit dịch vị được tiết ra. Nhóm thuốc này thường được chỉ định khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả mong muốn trong việc kiểm soát các triệu chứng trào ngược dạ dày. Một số loại thuốc ức chế bơm proton phổ biến hiện nay bao gồm: Omeprazole Omeprazole tham gia vào giai đoạn cuối trong quá trình tiết axit dạ dày. Thuốc giúp làm giảm sản xuất axit dạ dày trong khoảng thời gian dài nhưng có thể hồi phục. Khi dịch vị dạ dày giảm thì các vi khuẩn có thể dễ dàng phát triển và gây ra những vấn đề tiêu cực. Chính vì thế, trong quá trình sử dụng, bạn không nên lạm dụng loại thuốc này. Dexlansoprazole Dexlansoprazole không những được biết đến với tác dụng làm giảm dịch vị mà nó còn có khả năng chữa lành các niêm mạc ở dạ dày và các vùng bị viêm, loét ở thực quản. Esomeprazole Esomeprazole là đồng phân của Omeprazole. Thuốc ức chế đặc hiệu quá trình bơm axit của tế bào thành dạ dày. Khi sử dụng thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự cho phép của các bác sĩ chuyên gia. Rabeprazole Rabeprazole được đánh giá cao hơn các loại thuốc ức chế bơm proton khác về cơ chế hoạt động chống bài tiết axit. Ngoài tác dụng làm giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày, loại thuốc này còn có khả năng chống loét và phục hồi niêm mạc đã bị tổn thương. Tuy nhiên, thuốc vẫn có những tác dụng phụ không mong muốn bao gồm nhức đầu, tiêu chảy, chóng mặt, buồn nôn, táo bón, lo lắng, trầm cảm… Đặc biệt, theo Cơ quan Quản lý Thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA), họ đã phát hiện thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Clostridium difficile. Thuốc tăng cường cơ thắt thực quản dưới Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách kích thích cơ thắt thực quản dưới nhằm giữ axit ổn định trong dạ dày và hạn chế tình trạng trào ngược xảy ra. Baclofen là loại thuốc được chỉ định trong điều trị trào ngược dạ dày giúp tăng cường cơ thắt thực quản dưới. Loại thuốc này có tác dụng phong bế các dây thần kinh ở não, nhờ đó kiểm soát hoạt động của cơ trong cơ thể. Thuốc kháng sinh Trong trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản do nhiễm vi khuẩn H.pylori, bác sĩ sẽ đề nghị bạn dùng kết hợp với các loại thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh được dùng trong trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản do nhiễm vi khuẩn H.pylori  Một số thuốc kháng sinh được sử dụng trong điều trị như: Metronidazole Tetracycline Amoxicillin Clarithromycin Khi sử dụng thuốc, bạn cần tuân thủ theo đúng liều lượng và cách dùng đã được chỉ định. Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh, điều này có thể làm phát sinh ra tình trạng kháng kháng sinh. Như vậy, các thông tin trong bài viết đã phần nào giúp bạn có câu trả lời cho thắc mắc: trào ngược dạ dày uống thuốc gì cho khỏi? Tuy thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm và kiểm soát các triệu chứng khó chịu của bệnh. Song, bên cạnh việc dùng thuốc, việc điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, thay đổi lối sống và luyện tập thể dục đều đặn cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát. >> Xem thêm: “MÁCH BẠN” 5+ mẹo chữa trào ngược dạ dày cho bà bầu tại nhà : Viêm loét dạ dày có tự khỏi được không? Sự thật về hoa đu đủ đực chữa trào ngược dạ dày

Ăn không tiêu phải làm sao? 10 cách chữa đầy bụng khó tiêu

Ăn không tiêu phải làm sao là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra và mong muốn tìm được giải pháp thích hợp. Tình trạng này tuy không quá nguy hiểm nhưng gây cảm giác khó chịu, ăn không ngon, đầy bụng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy làm thế nào để cải thiện? Cùng bỏ túi 15 cách chữa khó tiêu tại nhà dưới bài viết sau đây. Cách chữa ăn không tiêu hiệu quả Nguyên ăn không không tiêu chướng bụng đầy hơi Phần lớn, ăn không tiêu thường do mất cân bằng axit trong dạ dày hoặc đôi khi đơn giản chỉ là vì bạn ăn quá nhiều chất, khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn bình thường để thích ứng với một khối lượng lớn. Lúc này, dạ dày đang căng ra, túi mật và tuyến tụy co lại, dẫn tới việc dịch tiêu hóa bị tiết ra mạnh, gây kích ứng các mô. Bên cạnh đó, các vấn đề về giải phẫu và sinh lý như thoát vị khe thực quản, suy cơ thắt thực quản dưới, chứng khó nuốt, các vấn đề về nhu động dạ dày và ruột, suy tụy, bệnh gan và túi mật cũng có thể gây ra chứng khó tiêu. Nhiễm trùng dạ dày như nhiễm trùng Helicobacter pylori cũng là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng ăn không tiêu chướng bụng. Ngoài ra, nguyên nhân gây ra chứng khó tiêu còn xuất phát từ: Ăn quá nhiều hoặc quá nhanh: Ăn quá nhiều sẽ làm căng dạ dày và khiến axit dễ thoát ra ngoài qua phần trên. Quá nhiều chất béo trong chế độ ăn uống: Hàm lượng chất béo cao sẽ kích thích nhiều axit và enzyme hơn, có thể gây kích ứng các mô. Hút thuốc và sử dụng rượu: Cả hai chất này đều gây kích ứng niêm mạc trong toàn bộ đường tiêu hóa và có thể gây viêm. Lạm dụng NSAID (như aspirin và ibuprofen): Sử dụng thường xuyên và quá nhiều NSAID có thể làm mòn niêm mạc dạ dày của bạn. Căng thẳng và lo lắng: Đường tiêu hóa có mối liên hệ mật thiết với não thông qua các dây thần kinh và mỗi bên có thể ảnh hưởng đến bên kia. Ăn quá nhiều chất có thể gây ăn không tiêu Ăn không tiêu phải làm sao? May mắn thay, việc giảm triệu chứng ăn không tiêu khá đơn giản, miễn là tình trạng này không phải do bệnh lý gây ra. Vậy ăn không tiêu nên làm gì? Cùng tham khảo 15 cách chữa dưới đây của Bình vị Thái Minh: Thuốc kháng axit không kê đơn Thuốc kháng axit có bán trên thị trường có lẽ là phương pháp điều trị được sử dụng rộng rãi nhất để nhanh chóng thoát khỏi khó tiêu. Vì chúng giúp tăng độ pH của dạ dày, nên người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng axit để làm dịu cơn khó chịu do axit dạ dày dư thừa. Trào ngược axit, đau đường tiêu hóa trên, đầy hơi, chướng bụng và ợ nóng thường đáp ứng tốt với thuốc kháng axit. Baking Soda  Baking soda được biết đến với tác dụng cải thiện chứng ăn khó tiêu. Vì natri bicarbonate có độ pH cao nên nó sẽ trung hòa axit trong dạ dày và giúp giảm đầy hơi, chướng bụng và khó chịu ở đường tiêu hóa trên. Để sử dụng phương pháp điều trị này, hãy trộn một nửa thìa cà phê baking soda vào khoảng 120ml nước và uống. Quá nhiều natri bicarbonate cũng sẽ gây ra các tác dụng phụ khó chịu như đau bụng, buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy. Do đó, nếu bạn chọn sử dụng cách điều trị này, giữa những lần uống phải cách nhau 2 tiếng. Theo các chuyên gia, người lớn dưới 60 tuổi không nên tiêu thụ quá 3,5 thìa baking soda trong vòng 24 giờ. Những người trên 60 tuổi không nên tiêu thụ quá 1,5 thìa baking soda trong vòng 24 giờ. Natri bicarbonate có độ pH cao nên sẽ trung hòa axit trong dạ dày Bạc hà hoặc hoa cúc Ăn không tiêu uống gì? Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bạc hà là một phương thuốc tự nhiên hiệu quả để giảm đau bụng liên quan đến chứng ăn khó tiêu. Người bệnh có thể nhâm nhi trà bạc hà mỗi ngày vì nước ấm sẽ giúp làm dịu dạ dày. Bên cạnh đó, hoa cúc cũng có thể giúp làm dịu chứng khó tiêu vì nó có khả năng giảm viêm và co thắt tự nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn đang uống thuốc làm loãng máu, hãy nhớ tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng hoa cúc để giúp khắc phục chứng khó tiêu. Rễ cam thảo Ăn không tiêu phải làm sao? Cam thảo có thể giúp làm giảm chứng khó tiêu nhanh chóng vì dược liệu này chứa các hợp chất giúp giảm viêm ở đường tiêu hóa. Trong khi các nhà khoa học vẫn chưa hiểu đầy đủ về cách loại thảo mộc này giúp làm dịu chứng đau dạ dày, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy nó cải thiện quá trình vận chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa. Để giảm chứng khó tiêu, bạn có thể nhai rễ cam thảo hoặc thêm vào nước nóng để pha trà. Nhưng hãy cẩn thận không nên tiêu thụ quá nhiều. Cam thảo có thể gây mất cân bằng điện giải khi dùng liều cao, vì vậy hãy dùng 2,5 gam hoặc ít hơn mỗi ngày. Rễ cam thảo giúp làm giảm chứng khó tiêu nhanh chóng Hạt thì là Hạt thì là là một loại thực phẩm phổ biến khác được biết đến có tác dụng cải thiện chứng ăn không tiêu nhanh chóng. Nhai hạt cây thì là hoặc nhâm nhi trà có thể giúp làm dịu cơn đau bụng, đầy hơi và buồn nôn liên quan đến chứng ăn không tiêu. Loại thảo mộc này sẽ làm giảm co thắt dạ dày một cách tự nhiên. Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng nó giúp cải thiện tình trạng làm rỗng dạ dày chậm ảnh hưởng đến nhiều người bị chứng khó tiêu. Gừng Gừng chứa các hợp chất mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện chúng giúp tăng tốc độ co bóp dạ dày. Khi tiêu thụ, nó có thể giúp di chuyển các thực phẩm gây khó tiêu qua đường tiêu hóa của bạn nhanh hơn, mang lại cảm giác dễ chịu. Các hợp chất có trong gừng cũng giúp làm giảm buồn nôn và tiêu chảy đi kèm với chứng ăn không tiêu. Để giảm nhanh hơn, bạn có thể uống trà gừng hoặc tiêu thụ thức ăn có thêm gừng. Hãy ăn chậm để tránh làm trầm trọng thêm các triệu chứng đang xảy ra. Giấm táo Một số người bị chứng ăn không tiêu vì dạ dày của họ không sản xuất đủ axit để tiêu hóa thức ăn đúng cách. Nếu bạn là một trong số những người đó, việc uống một đến hai thìa giấm táo trong nước có thể giúp loại bỏ chứng khó tiêu nhanh chóng. Vì giấm táo có tính axit tự nhiên nến sẽ kích thích cơ thể sản xuất và tiết axit dạ dày. Từ đó, cơ thể bạn có thể tiêu hóa thức ăn nhanh hơn và làm giảm cảm giác khó chịu, đầy hơi, ợ nóng liên quan đến chứng khó tiêu. Giấm táo là một lựa chọn hoàn hảo khi ăn uống không tiêu Nha đam Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lô hội là phương pháp điều trị tự nhiên hiệu quả cho một số triệu chứng ăn không tiêu, khó tiêu bao gồm: Ợ nóng Đầy hơi Trào ngược axit Nôn trớ thức ăn Ợ hơi Buồn nôn Khó nuốt. Trong một nghiên cứu, những người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản đã tiêu thụ 10ml nước ép lô hội mỗi ngày trong thời gian bốn tuần. Vào cuối nghiên cứu, các nhà khoa học kết luận rằng lô hội được dung nạp tốt bởi tất cả những người tham gia và làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng khó tiêu của họ. Kê cao gối khi nằm Trong một số trường, kê cao gối khi nằm rất có ích đối với với bệnh trào ngược dạ dày, ăn không tiêu và đầy bụng. Khi bạn nằm xuống, axit dạ dày có nhiều khả năng di chuyển ngược trở lại và vào cổ họng và gây ra cơn đau ợ nóng nghiêm trọng. Do đó, để tránh sự khó chịu đó, hãy sử dụng một vài chiếc gối để nâng đỡ phần ngực trên, cổ và đầu. Nếu có thể, tốt nhất là tránh nằm khi dạ dày vẫn còn đầy. Thay vào đó, hãy ngồi hoặc đứng để thức ăn tiêu hóa nhanh hơn và giảm thiểu các triệu chứng khó tiêu. Tắm nước ấm hoặc chườm ấm Ăn không tiêu nên làm gì? Nhiệt có thể giúp làm dịu chứng ăn không tiêu bằng cách làm giảm căng thẳng và chuột rút. Khi bạn chuẩn bị đi ngủ nhưng thức ăn không tiêu hóa hết, chườm ấm hoặc tắm bằng nước ấm không chỉ giúp bạn thư giãn mà còn giúp giảm triệu chứng khó tiêu nhanh chóng. Chườm khăn ấm hoặc túi chườm nóng vào vùng bụng sẽ giúp làm dịu cơn chuột rút và đau đớn. Hy vọng thông qua bài viết này, sẽ giúp người đọc tìm được giải pháp thích hợp khi gặp phải vấn đề “Ăn không tiêu phải làm sao”. Có thể thấy, việc điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế đồ ăn cay nóng, dầu mỡ là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, duy trì lối sống lành mạnh với chế độ tập luyện hợp lý và ngủ đủ giấc cũng đóng góp không nhỏ vào việc cải thiện hệ tiêu hóa. Nếu tình trạng ăn không tiêu kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. >> Xem thêm: Trào ngược dạ dày nên ăn sáng gì? 10 thực phẩm lưu lại ngay “MÁCH BẠN” 5+ mẹo chữa trào ngược dạ dày cho bà bầu tại nhà 10 cách chữa nóng rát dạ dày tại nhà “cực kỳ” hiệu quả

Loading...