Viêm loét dạ dày là một bệnh khá phổ biến, với khoảng 5-10% dân số bị viêm loét dạ dày. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vậy điều trị căn bệnh này sao cho hiệu quả? Hãy cùng Binhvithaiminh.com tìm hiểu chi tiết các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày hiện nay nhé!
Mục lục
Viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau và gây ra các triệu chứng như đau bụng, nóng rát vùng thượng vị, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua…
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày thường gặp bao gồm:
- Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): nguyên nhân hàng đầu gây loét dạ dày – tá tràng.
- Thuốc kháng viêm NSAID, Aspirin: đặc biệt ở người dùng lâu dài để điều trị xương khớp.
- Căng thẳng/stress nặng: thường gặp ở bệnh nhân cấp cứu nặng như bỏng, chấn thương, suy gan/thận… làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.
Viêm loét dạ dày nếu không được điều trị triệt để tình trạng sẽ chuyển thành mạn tính, gây ra các biến chứng như:
- Xuất huyết tiêu hóa trên: là hiện tượng chảy máu tiêu hóa đây là biến chứng hay gặp nhất của bệnh nhân viêm loét dạ dày.
- Thủng hoặc dò ổ loét: Tình trạng này gây gây viêm phúc mạc toàn bộ hoặc cục bộ.
- Ung thư hóa: Biến chứng này ít gặp hơn, thường gặp ở bệnh nhân bị loét môn vị, bờ cong nhỏ. Được chẩn đoán xác định qua sinh thiết niêm mạc dạ dày.
- Hẹp môn vị: là tình trạng hay gặp ở bệnh nhân có các ổ loét hành tá tràng.
Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng!
Bệnh viêm loét dạ dày có tỷ lệ tái phát cao, chính vì vậy việc điều trị cần phải thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Tái lập cân bằng giữa các yếu tố gây phá hủy niêm mạc dạ dày và các yếu tố tăng cường bảo vệ bảo vệ dạ dày bằng cách dùng thuốc ức chế HCl.
- Tăng cường độ che phủ vết loét bằng các thuốc tạo màng che phủ.
- Trong viêm loét dạ dày có nhiễm vi khuẩn HP, dùng các thuốc kháng sinh theo phác đồ của Bộ Y Tế để diệt trừ.
- Điều chỉnh lại chế độ ăn uống sinh hoạt giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát.
Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày!
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị viêm loét dạ dày như: dùng thuốc tây, dùng các vị thảo dược tự nhiên, điều trị bằng phẫu thuật ngoại khoa, thay đổi lối sống…Tùy vào tình trạng từng bệnh nhân mà hướng điều trị là khác nhau.
Điều trị viêm loét dạ dày không có HP bằng thuốc tây
Việc điều trị sẽ căn cứ vào việc bệnh nhân có nhiễm vi khuẩn HP hay không. Dưới dây là các loại thuốc thường được kê cho viêm loét dạ dày tá tràng không do vi khuẩn HP:
- Nhóm thuốc kháng acid: có tác dụng trung hòa acid dạ dày, giúp giảm nhanh cơn đau và khó chịu, tuy nhiên không nên sử dụng dài ngày do có thể gây tác dụng phụ như tiêu chảy hoặc táo bón. Một số thuốc thường dùng: Actapulgite, Maalox,…
- Nhóm kháng thụ thể H2 (Anti H2): làm giảm tiết acid dạ dày bằng cách ức chế Histamin tại thụ thể H2. Tuy nhiên, nhóm thuốc này ít được sử dụng hơn nhóm PPI do tác dụng phụ khi dùng lâu dài (như gây vú to ở nam giới). Một số thuốc thường dùng: Ranitidin, Cimetidin…
- Nhóm ức chế bơm Proton (PPI): giúp giảm tiết acid mạnh nhất, được sử dụng phổ biến hiện nay. Thuốc này nên dùng trước bữa ăn khoảng 30 phút đến 1 giờ để có hiệu quả tốt nhất. Một số thuốc thường dùng: Esomeprazole, Omeprazole, Rabeprazole, Pantoprazole…
- Thuốc tăng cường hệ thống bảo vệ niêm mạc: tạo một lớp màng phủ vết loét, ngăn không cho acid tấn công niêm mạc dạ dày. Một số thuốc thường dùng: Sucralfate, …
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có nhiễm vi khuẩn HP
80-90% bệnh nhân viêm loét dạ dày có nhiễm vi khuẩn HP. Hiện nay có rất nhiều phác đồ điều trị vi khuẩn HP, dưới đây là các phác đồ điều trị:.
Phác đồ 3 thuốc điều trị viêm dạ dày tá tràng
Các thuốc sử dụng:
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): 2 lần mỗi ngày, trước bữa ăn 30 phút.
- Amoxicillin 500mg: 4 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn.
- Clarithromycin 500mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn.
Phác đồ 3 thuốc có levofloxacin điều trị viêm dạ dày tá tràng do Hp
Các thuốc sử dụng:
- Thuốc ức chế tiết acid qua bơm proton (PPI): 2 lần/ngày, uống trước ăn 30 phút.
- Amoxicillin 500mg: 4 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn.
- Levofloxacin 500mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn.
Phác đồ nối tiếp điều trị viêm dạ dày do vi khuẩn Hp
Trong phác đồ điều trị viêm dạ dày tá tràng này, người bệnh dùng thuốc trong 2 giai đoạn nối tiếp nhau.
Các thuốc sử dụng trong giai đoạn 1 (5 ngày đầu):
- Thuốc ức chế tiết acid qua bơm proton (PPI) : 2 lần mỗi ngày, trước bữa ăn 30 phút.
- Amoxicillin 500mg: 4 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn.
Các thuốc sử dụng trong giai đoạn 2 (5 ngày tiếp theo):
- Thuốc ức chế tiết acid qua bơm proton (PPI): 2 lần mỗi ngày, trước bữa ăn 30 phút.
- Clarithromycin 500mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn.
- Tinidazol 500mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn.
Phác đồ 4 thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng do Hp
Các phác đồ loại này thường được chia làm 2 loại là phác đồ có Bismuth và phác đồ không có Bismuth.
Các thuốc sử dụng trong phác đồ có Bismuth:
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): 2 lần mỗi ngày, trước bữa ăn 30 phút.
- Tetracyclin 500mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn.
- Metronidazole 500mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn.
- Bismuth 240mg: 4 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn.
Các thuốc sử dụng trong phác đồ không có Bismuth:
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): 2 lần mỗi ngày, trước bữa ăn 30 phút.
- Amoxicillin 500mg: 4 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn.
- Clarithromycin 500mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn.
- Metronidazole 500mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn. Hoặc Tinidazol 500mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn.
Trên đây là phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có nhiễm vi khuẩn HP và không nhiễm vi khuẩn HP, bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân để kê đơn phù hợp với từng cá thể bệnh nhân, tuyệt đối không được tự ý phối hợp thuốc mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Điều trị viêm loét dạ dày bằng các loại thảo dược tự nhiên
Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc Tây y, thì việc sử dụng các thảo dược tự nhiên hoặc bài thuốc dân gian cũng là xu thế bởi sự an toàn, lành tính. Dưới đây là những bài thuốc, vị thuốc hay dùng, dễ kiếm bệnh nhân có thể áp dụng:
Nghệ
Nghệ chứa curcumin, một hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, giúp tái tạo niêm mạc và làm lành vết loét. Nó còn hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP, một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Bệnh nhân có thể sử dụng nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ kết hợp với thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả nhanh chóng.
Cách dùng:
- Lấy 2 thìa cà phê tinh bột nghệ, pha với 100ml nước ấm, có thể thêm mật ong.
- Khuấy đều và uống 3 lần/ngày, trước mỗi bữa ăn.
Cam thảo
Cam thảo giúp giảm độ acid trong dạ dày, hỗ trợ điều trị loét và viêm dạ dày, ruột. Đây là thảo dược được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền.
Cách dùng:
- Uống 3-4g cam thảo mỗi ngày, chia thành 3 lần.
- Sử dụng liên tục trong 7-14 ngày, sau đó nghỉ để tránh tác dụng phụ như phù nề hay sưng mặt.
Điều trị ngoại khoa
Điều trị nội khoa là ưu tiên hàng đầu, phẫu thuật được chỉ định khi điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc có biến chứng nghiêm trọng. Việc điều trị ngoại khoa chỉ nên thực hiện trong các trường hợp cần thiết, với quyết định dựa trên các yếu tố như mức độ bệnh và nguy cơ biến chứng.
Chỉ định điều trị ngoại khoa:
- Chỉ định điều trị tuyệt đối: Áp dụng khi có biến chứng nặng như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị, hoặc ung thư hóa.
- Chỉ định điều trị tương đối: Áp dụng trong các trường hợp khó xác định, cần cân nhắc các yếu tố nguy cơ. Phẫu thuật không luôn là phương án tốt nhất.
Các yếu tố quyết định phẫu thuật:
- Mức độ đau và tính chất ổ loét.
- Vị trí và mức độ tổn thương của ổ loét.
- Thời gian mắc bệnh và các biến chứng liên quan.
Một số phương pháp điều trị như: Cắt đoạn dạ dày, phương pháp nối với ruột, nối trước hoặc nối sau đại tràng ngang, đóng mỏm tá tràng…
Phẫu thuật mang lại lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Quyết định mổ cần căn cứ vào lợi ích vượt trội so với rủi ro.
Bình Vị Thái Minh hỗ trợ cải thiện viêm loét dạ dày
Bình Vị Thái Minh là sản phẩm duy nhất có chứa bộ đôi thành phần hoạt chất Mucosave FG (Nhập khẩu trực tiếp từ Ý) kết hợp với Giganosin. Sản phẩm được sản xuất và tổng hợp bằng công nghệ hiện đại, sử dụng các loại dược liệu như: GIGANOSIN, Mucosave FG HIA, Núc Nác, Thương truật, Kẽm gluconat… đem lại hiệu quả rất tốt cho người trào ngược, viêm loét dạ dày với công dụng:
- Hỗ trợ giảm acid dịch vị, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Hỗ trợ cải thiện và giảm thiểu các biểu hiện của viêm loét dạ dày
Sản phẩm được tin dùng cho người trào ngược dạ dày, viêm loét và đau dạ dày! BÌNH VỊ THÁI MINH đã được Bộ Y Tế cấp phép và hiện đang được bán trên các hiệu thuốc trên toàn quốc.
Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất
Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.