Nhiều người nghe nói đến bệnh đau dạ dày, đau bao tử và băn khoăn không biết chúng giống nhau hay khác nhau. Để hiểu rõ hơn về đau bao tử và đau dạ dày có phải là một bệnh không, các bạn tham khảo qua thông tin bài viết dưới đây.
Mục lục
Đau bao tử và đau dạ dày có giống nhau không?
Bao tử và dạ dày là từ đồng nghĩa cùng chỉ một cơ quan tiêu hóa lớn nhất của hệ tiêu hóa. Sở dĩ có tên gọi khác nhau bởi đây là cách gọi theo vùng miền. Trong miền Nam sử dụng “đau bao tử” nhiều hơn, miền Bắc hay gọi “đau dạ dày” phổ biến hơn. Trong dân gian thường gọi là bao tử, trong y học hiện đại gọi là dạ dày.
Dạ dày (bao tử) được nối với ruột non ở phía dưới qua lỗ môn vị có hình chữ J, là đoạn phình ra của ống tiêu hóa, nằm giữa bụng, trên rốn và dưới thượng vị. Chức năng chính của dạ dày là nghiền nát và phân hủy thức ăn. Thức ăn sau khi được nhai nuốt sẽ theo thực quản đi xuống dạ dày. Tại đây, thức ăn cũng được phân hủy nhờ các enzyme tiêu hóa dịch vị với độ pH phù hợp ở lớp niêm mạc. Sau khi thức ăn nghiền nát tại dạ dày, chúng nhào trộn với dịch vị để tiếp tục quá trình phân hủy. Hỗn hợp này được đưa xuống ruột non và hấp thu chất dinh dưỡng. Phần còn lại sẽ theo ruột già đi ra ngoài qua hậu môn.
Bệnh đau dạ dày hay đau bao tử là hiện tượng dạ dày bị tổn thương, viêm loét dẫn đến các cơn đau bụng âm ỉ, kéo dài khiến người bệnh có cảm giác khó chịu mệt mỏi đi kèm với các dấu hiệu: đau tức ngực, nóng rát thượng vị, nôn, khó thở, chán ăn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe người bệnh.
Nguyên nhân gây đau dạ dày – đau bao tử
Theo chuyên gia, đau dạ dày hay đau bao tử có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, cụ thể do một số nguyên nhân dưới đây:
Do thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống không khoa học là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau dạ dày. Một số thói quen xấu trong ăn uống cần kể đến như:
- Ăn nhiều đồ chua, cay, nhiều gia vị, dầu mỡ
- Vừa ăn vừa xem tivi, chơi game…
- Ăn quá no hoặc để bụng quá đói
- Thường xuyên sử dụng bia rượu, cà phê, chất kích thích
- Sử dụng các loại thực phẩm nhiều chất bảo quản.
Yếu tố tâm lý
Căng thẳng thần kinh có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Khi stress, lưu lượng máu đến dạ dày giảm, khiến dịch tiêu hóa tiết ra không ổn định, làm niêm mạc dễ bị tổn thương, gây viêm loét và các cơn đau âm ỉ kéo dài. Những người thường xuyên căng thẳng có nguy cơ mắc bệnh dạ dày cao hơn bình thường.
Do nhiễm vi khuẩn Hp
Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) là nguyên nhân chính gây ra viêm loét dạ dày – tá tràng. Dù không phải ai nhiễm Hp cũng phát bệnh ngay, nhưng khi có yếu tố thuận lợi như uống rượu bia, ăn uống không lành mạnh, vi khuẩn có thể phát triển mạnh và tấn công lớp niêm mạc, gây viêm và đau.
Do bệnh lý
Một số bệnh lý tiêu hóa gây ảnh hưởng xấu đến chức năng tiêu hóa của dạ dày như: các bệnh lý về tuyến giáp, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, viêm tụy…
Do dùng thuốc
Lạm dụng một số loại thuốc kháng viêm, kháng sinh có thể gây ức chế vi khuẩn có hại trong dạ dày dẫn đến chướng bụng, đầy hơi, đau bụng, buồn nôn, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày…
Bệnh lý thường gặp gây đau bao từ (dạ dày)
Theo thống kê, đau dạ dày có thể do một số bệnh lý về tiêu hóa như:
1. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Là hiện tượng dịch dạ dày bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi… trào ngược lên thực quản gây khó chịu. Trào ngược dạ dày thực quản được cảnh báo với dấu hiệu tức ngực, buồn nôn, ợ chua, ợ nóng rát thực quản.
☛ Chi tiết hơn qua bài: Chứng trào ngược dạ dày
2. Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng
Là tình trạng xuất hiện tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc – lớp màng lót bên trong cùng của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn khiến các lớp bên dưới thành dạ dày bị lộ ra.
Tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng thường làm bùng phát những cơn đau dạ dày sau khi ăn. Bên cạnh đó, nó còn gây ra các triệu chứng: ợ hơi, ợ chua, hoặc nóng rát thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn…
3. Bệnh Crohn
Là một bệnh viêm ruột đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm lan sâu vào các lớp mô ruột, gây ảnh hưởng đến mọi vị trí của ống tiêu hóa, phổ biến nhất ở ruột non và đại tràng. Bệnh xuất hiện với các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, có máu trong phân, cơ thể mệt mỏi suy nhược, giảm cân và suy dinh dưỡng.
4. Ung thư dạ dày
Theo thống kê, ung thư dạ dày là loại phổ biến gây tỷ lệ tử vong cao thứ 3 tại Việt Nam, chỉ sau ung thư gan và phổi. Đây là hiện tượng các tế bào trong niêm mạc dạ dày phát triển bất thường và xâm lấn các mô xung quanh hoặc di căn. Khi dạ dày xuất hiện những tổn thương ác tính, tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh và vị trí của tổn thương mà người bệnh có thể có các dấu hiệu khác nhau: đau dạ dày dữ dội kèm theo chán ăn, mệt mỏi, sút cân bất thường…
Đau dạ dày khi nào nên đi khám bác sĩ?
Thông thường, đau dạ dày có thể được cải thiện khi người bệnh thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh. Tuy nhiên, các cơn đau kéo dài ngày càng trầm trọng thì người bệnh nên khám bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh nên đến trung tâm y tế, phòng khám chuyên khoa khi có các triệu chứng dưới đây:
- Đau dạ dày dữ dội khi đang mang bầu
- Đau thượng vị kèm sốt cao
- Có dấu hiệu nôn kéo dài quá 12 tiếng liên tục
- Đi ngoài ra máu
- Có dấu hiệu mất nước
- Mệt mỏi, chán ăn, sút cân nhanh.
Phương pháp điều trị đau dạ dày hiệu quả
Có nhiều phương pháp chữa đau dạ dày. Tùy thuộc vào từng bệnh lý ở dạ dày mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cho phù hợp. Một số phương pháp điều trị thường được sử dụng:
1. Dùng thuốc Tây
Nhiều loại thuốc tây y được chỉ định điều trị tùy thuộc vào triệu chứng bệnh nhằm cải thiện các triệu chứng khó chịu. Một số loại thuốc thường dùng:
- Thuốc kháng axit dạ dày: Lansoprazole, Omeprazol giúp giảm lượng axit trong dạ dày, cải thiện các triệu chứng: ợ chua, ợ nóng, làm lành các vết thương tại niêm mạc nhanh hơn.
- Thuốc giảm đau: Ibuprofen, Acetaminophen hay Aspirin được dùng trong trường hợp người bệnh có cơn đau dạ dày nặng
- Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole… dùng trong trường hợp đau dạ dày do vi khuẩn Hp. Ngoài ra, chúng được kết hợp với thuốc thuốc ức chế bơm proton, Bismuth để đảm bảo tiêu hết vi khuẩn Hp và các triệu chứng đi kèm.
- Thuốc trị đầy hơi, ợ hơi: Gồm một số loại thuốc chứa thành phần simethicon.
- Thuốc chống buồn nôn: Pepto-Bismol là loại thuốc phổ biến được bác sĩ kê.
- Một số thuốc khác: Thuốc chống tiêu chảy, thuốc nhuận tràng, corticosteroid, thuốc chống co thắt dạ dày…
2. Áp dụng mẹo dân gian
Có rất nhiều bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị đau dạ dày. Dưới đây là một số bài thuốc điển hình mà bạn có thể áp dụng:
Dùng lá mơ lông
Theo Đông y, lá mơ có tính bình, vị mát giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, tiêu phong hoạt huyết và sát trùng khá hiệu quả. Các hoạt chất và dinh dưỡng trong lá mơ lông : vitamin C, protein, carotene, tinh dầu… giúp làm giảm tình trạng sưng viêm ở vùng niêm mạc dạ dày hiệu quả và nhanh chóng.
Dùng chuối xanh
Theo y học cổ truyền, chuối xanh có vị chát, tính mát giúp bổ tỳ, lợi tiểu, nhuận tràng giúp kháng viêm, giảm cơn đau nhức, khó chịu ở dạ dày. Y học hiện đại cũng nghiên cứu và chứng minh trong chuối xanh chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và vitamin giúp tăng chất nhầy ở niêm mạc, chống lại các triệu chứng do bệnh đau dạ dày gây ra.
Dùng nghệ mật ong
Theo Đông y, nghệ có tính ôn, vị đắng giúp phá huyết tích, diệt nấm, sát khuẩn, trị sẹo. Mật ong có tính bình, thanh nhiệt, giảm đau, tăng sức đề kháng, giúp người bệnh cảm thấy ăn ngon, ngủ ngon. Theo y học hiện đại, mật ong có tính kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp – một trong những thủ phạm chính gây viêm loét dạ dày.
Mật ong kết hợp với nghệ giúp bảo vệ niêm mạc, làm chậm quá trình tổn thương và giúp giảm nhẹ triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày.
3. Áp dụng lối sống sinh hoạt lành mạnh
Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh rất quan trọng giúp hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày. Vì vậy, để điều trị mang lại kết quả nhanh hơn, người bệnh cần chú ý:
- Thường xuyên vận động thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, giúp tinh thần thoải mái hơn
- Nên ngủ nghỉ đúng giờ, tránh thức khuya sẽ giúp bạn phòng ngừa các cơn đau dạ dày tái phát
- Tránh để tâm lý căng thẳng, stress, nên cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, không làm việc quá sức.
- Tập hít thở sâu, làm ấm bụng cũng là cách giảm đau dạ dày hiệu quả.
- Ăn chậm – nhai kỹ, ăn đúng giờ giấc cố định, điều độ.
☛ Tham khảo: Đau dạ dày nên kiêng gì để nhanh khỏi?
4. Áp dụng chế độ ăn uống khoa học
Bên cạnh chế độ sinh hoạt lành mạnh thì thói quen ăn uống hằng hằng ảnh hưởng rất lớn tới việc phòng ngừa hỗ trợ điều trị đau dạ dày. Vì vậy, người bệnh có thể xây dựng chế độ ăn uống theo gợi ý dưới đây:
- Nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, thức ăn chế biến đảm bảo vệ sinh, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và các thức ăn tốt cho dạ dày.
- Nên bổ sung đủ 2 – 2,5 lít nước, bổ sung thêm nước trái cây để tăng cường vitamin, giúp dạ dày hoạt động tốt hơn.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán, gia vị vay nóng, thực phẩm không đảm bảo chất lượng.
- Tránh sử dụng bia, rượu, thức uống có cồn, gas, thuốc lá.
- Hạn chế ăn những loại thực phẩm chế biến sẵn, nhiều chất bảo quản.
- Nên uống nhiều nước, có thể bổ sung thêm nước ép hoa quả giúp tăng cường vitamin.
Bình Vị Thái Minh – hỗ trợ cải thiện tình trạng đau dạ dày
Người bị đau dạ dày có thể tham khảo thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bình Vị Thái Minh. Đây là sản phẩm được chiết xuất từ những thảo dược thiên nhiên rất tốt cho dạ dày và mang lại an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
Là sản phẩm duy nhất có chứa bộ đôi thành phần hoạt chất Mucosave FG (Nhập khẩu trực tiếp từ Ý) kết hợp với Giganosin, đó chính là Bình Vị Thái Minh. Sản phẩm được sản xuất và tổng hợp bằng công nghệ hiện đại, sử dụng các loại dược liệu như: GIGANOSIN, Mucosave FG HIA, Núc Nác, Thương truật, Kẽm gluconat… đem lại hiệu quả rất tốt cho người trào ngược, viêm loét dạ dày.
Bình Vị Thái Minh có công dụng:
- Hỗ trợ giảm acid dịch vị, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Hỗ trợ cải thiện và giảm thiểu các biểu hiện của viêm loét dạ dày
Sản phẩm được tin dùng cho người trào ngược dạ dày, viêm loét và đau dạ dày! BÌNH VỊ THÁI MINH đã được Bộ Y Tế cấp phép và hiện đang được bán trên các hiệu thuốc trên toàn quốc.
Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất
Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Trên đây là những chia sẻ giúp bạn hiểu rõ hơn bệnh đau dạ dày và đau bao tử có giống nhau không? Qua bài viết, bạn cũng hiểu thêm về bệnh cũng như cách điều trị phòng ngừa. Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất nhé.