Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến triệu chứng và kết quả điều trị bệnh đau dạ dày cấp. Vậy khi bị đau dạ dày cấp, nên ăn gì và kiêng gì để nhanh hồi phục? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Mục lục
- Nguyên tắc ăn uống cho người đau dạ dày cấp
- Đau dạ dày cấp nên ăn gì?
- 1. Thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa
- 2. Thực phẩm chứa men vi sinh
- 3. Thực phẩm thô
- 4. Thực phẩm giàu chất xơ
- 5. Thực phẩm giàu đạm, ít béo
- 6. Thực phẩm giàu Omega 3
- 7. Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa
- 8. Thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày
- 9. Thực phẩm giàu vitamin
- 10. Thực phẩm có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn
- Đau dạ dày cấp nên kiêng gì?
- Bình vị Thái Minh – Hỗ trợ điều trị đau dạ dày hiệu quả
Nguyên tắc ăn uống cho người đau dạ dày cấp
Để kiểm soát cơn đau và hỗ trợ điều trị hiệu quả, người bị đau dạ dày cấp cần tuân thủ một số nguyên tắc ăn uống quan trọng sau:
- Ăn đúng giờ, tránh bỏ bữa: Việc ăn uống thất thường, khi đói khi no sẽ kích thích dạ dày co bóp mạnh, khiến cơn đau trầm trọng hơn. Ngược lại, ăn quá no có thể làm tăng tiết axit, gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Vì vậy, người bệnh nên duy trì thói quen ăn đúng giờ để ổn định hoạt động tiêu hóa.
- Chế biến món ăn hợp lý: Ưu tiên các món luộc, hấp, chưng hoặc hầm để thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa. Hạn chế đồ chiên xào nhiều dầu mỡ vì chúng có thể gây đầy hơi, tăng áp lực lên dạ dày.
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày: Việc bổ sung thêm 2 – 3 bữa phụ giữa các bữa chính sẽ giúp dạ dày luôn có thức ăn để trung hòa axit, hạn chế cơn đau bùng phát. Tuy nhiên, cần tránh ăn vặt quá gần giờ ngủ hoặc vào ban đêm để không gây áp lực lên dạ dày.
- Ăn chậm, nhai kỹ: Thói quen này giúp nước bọt tiết ra nhiều hơn, hỗ trợ làm mềm thức ăn và giảm tải cho dạ dày, từ đó hạn chế tình trạng đau, khó chịu.
Đau dạ dày cấp nên ăn gì?
Bên cạnh xây dựng nguyên tắc ăn uống như trên, người bệnh cũng nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh đau dạ dày cấp tái phát.
1. Thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa
Người bị đau dạ dày cấp thường gặp các triệu chứng như đau bụng, mệt mỏi, chán ăn dẫn đến cơ thể suy nhược do thiếu dinh dưỡng. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên ưu tiên các thực phẩm giàu dưỡng chất nhưng dễ tiêu hóa như: thịt gà, cá hồi, các loại đậu, tôm, nấm…
Các món ăn nên được chế biến dưới dạng canh, cháo hoặc súp để giúp cơ thể hấp thu tốt hơn và hạn chế kích ứng dạ dày.
2. Thực phẩm chứa men vi sinh
Men vi sinh (lợi khuẩn) giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bảo vệ niêm mạc tiêu hóa và giảm các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy… Người bệnh có thể bổ sung các thực phẩm giàu men vi sinh như sữa chua, nấm sữa Kefir…
Tuy nhiên, nên dùng khoảng 100 – 150g sữa chua mỗi ngày và tránh ăn khi đói. Thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua là sau bữa ăn khoảng 1 giờ.
3. Thực phẩm thô
Nhóm thực phẩm thô như gạo lứt, hạt điều, hạt mè, hạt bí, bắp… chứa nhiều dưỡng chất nhóm B có lợi cho quá trình trao đổi chất và hấp thu dinh dưỡng. Ngoài ra, thực phẩm thô còn chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Do thực phẩm thô thường cứng, người bệnh nên xay nhỏ hoặc nhai kỹ để tránh gây tổn thương niêm mạc.
4. Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, trung hòa axit dạ dày và làm dịu vùng niêm mạc bị tổn thương. Người bệnh nên bổ sung các loại rau như rau dền, súp lơ, rau mồng tơi, cà tím, bắp cải… Tuy nhiên, nên tiêu thụ lượng chất xơ vừa phải để tránh gây đầy bụng hoặc táo bón.
5. Thực phẩm giàu đạm, ít béo
Người đau dạ dày cấp nên bổ sung các thực phẩm giàu đạm nhưng ít béo để hỗ trợ phục hồi niêm mạc dạ dày. Thịt nạc, trứng, cá… là những lựa chọn lý tưởng nhờ cung cấp protein giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào bị tổn thương.
6. Thực phẩm giàu Omega 3
Omega 3 có đặc tính kháng viêm, giúp làm lành vết loét và cải thiện sức khỏe toàn diện. Một số thực phẩm giàu Omega 3 điển hình là: cá hồi, hạt óc chó, hạt lành, dầu oliu, dầu hướng dương…
7. Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa giúp giảm co thắt dạ dày, cải thiện tiêu hóa và đẩy nhanh quá trình phục hồi niêm mạc tổn thương. Một số thực phẩm tiêu biểu gồm:
- Curcumin: Có trong gừng, nghệ giúp giảm viêm, giảm đau hiệu quả.
- Flavonoid: Tìm thấy trong chuối, táo, củ dền, bông cải xanh… giúp bảo vệ niêm mạc, hạn chế nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.
- Beta-carotene: Có trong cà rốt, đu đủ chín, bí đỏ… giúp thúc đẩy phục hồi tế bào niêm mạc dạ dày mới.
8. Thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày
Một số thực phẩm có khả năng trung hòa axit và tăng cường lớp màng nhầy bảo vệ dạ dày gồm: bánh mì, bánh quy, bánh xốp, gạo nếp, khoai, sắn… Các thực phẩm này giúp giảm nguy cơ tổn thương niêm mạc do axit dịch vị.
9. Thực phẩm giàu vitamin
Vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường miễn dịch, hỗ trợ làm lành niêm mạc dạ dày tổn thương. Người bệnh nên bổ sung rau xanh và trái cây tươi, nhưng cần hạn chế các loại trái cây có tính axit cao như cam chua, dứa, xoài chua, cóc… vì dễ gây kích thích dạ dày.
10. Thực phẩm có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn
Một số loại thực phẩm có tính kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt tốt cho người đau dạ dày cấp như: nghệ, mật ong, gừng…
Những loại thực phẩm này giúp ức chế các loại vi khuẩn có hại trong dạ dày, kiểm soát tình trạng viêm nhiễm phát triển và thúc đẩy phục hồi các vết loét nhanh lành. Người bệnh có thể sử dụng một số loại trà gừng, trà mật ong hay nghệ mật ong thường xuyên để tăng cường chức năng dạ dày và kiểm soát bệnh hiệu quả.
Đau dạ dày cấp nên kiêng gì?
Ngoài lựa chọn những loại thực phẩm nên ăn, người bệnh đau dạ dày cũng cần tránh xa một số thực phẩm khiến tình trạng đau dạ dày cấp thêm trầm trọng như:
1. Rượu bia, đồ uống có gas, chất kích thích
Rượu bia, chất kích thích, đồ uống có ga có thể làm tăng axit dịch vị gây kích ứng niêm mạc dạ dày, khiến các vết viêm loét tổn thương nặng hơn. Bên cạnh đó, các thành phần trong bia rượu còn gây rối loạn cơ thắt của hệ tiêu hóa, làm tăng triệu chứng tiêu chảy, táo bón.
Ngoài ra, thuốc lá, cà phê cũng có khả năng gây tổn thương niêm mạc dạ dày khiến các vết loét thêm trầm trọng thậm chí gây xuất huyết nếu sử dụng trong thời gian dài.
2. Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Đồ ăn nhiều dầu mỡ thường khiến dạ dày phải co bóp mạnh và tiết nhiều dịch vị để tiêu hóa hoàn toàn. Quá trình hoạt động này có thể gây triệu chứng đầy bụng, đau bụng, ợ hơi, ợ chua… khiến vị trí viêm loét của dạ dày bị kích thích. Ngoài ra, thực phẩm nhiều dầu mỡ còn khiến các vết viêm loét tại niêm mạc dạ dày phục hồi lâu hơn và quá trình tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng.
3. Thức ăn lên men và đồ chua
Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây đau dạ dày cấp là lượng axit trong dạ dày vượt mức cho phép. Chính vì vậy, nhưng loại trái cây có tính axit cao như chanh, xoài xanh, dứa chua, cóc… hay các loại đồ ăn lên men như: cà muối, dưa muối, kim chi có vị chua không tốt với tình trạng của người bị bệnh dạ dày, lượng axit trong các loại thực phẩm chua có thể khiến tình trạng viêm loét dạ dày càng trầm trọng hơn.
4. Hạn chế đồ ăn cay nóng
Các loại thực phẩm cay nóng như: ớt tươi, bột ớt, hạt tiêu, gừng, mù tạt… khiến nồng độ axit trong dạ dày tăng lên,niêm mạc dạ dày bị kích ứng, làm tình trạng viêm loét trở lên trầm trọng hơn, thậm chí có thể gây xuất huyết dạ dày hay thủng dạ dày.
5. Hạn chế sử dụng các loại đậu
Trong đậu có chứa loại đường fodmaps có thể gây ra tình trạng ợ hơi, ợ chua, đầu bụng, đau bụng khó tiêu ở người đau dạ dày. Một số loại đậu như: đậu tương, đậu Hà Lan sẽ dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó chịu do hoạt chất carbohydrate kích thích axit sản sinh nhiều dẫn đến dư thừa. Vì vậy, người bệnh đau dạ dày không nên ăn nhiều loại đậu cùng một lúc để bảo vệ dạ dày và tránh các triệu chứng khó chịu.
Bình vị Thái Minh – Hỗ trợ điều trị đau dạ dày hiệu quả
Ngoài việc bổ sung những loại thực phẩm có lợi và hạn chế những thực phẩm có hại, người bệnh đau dạ dày cấp có thể tham khảo Bình Vị Thái Minh – một thực phẩm chức năng được nhiều chuyên gia đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị đau dạ dày.
Đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất chứa 2 hợp chất quý là GIGANOSIN (chiết xuất từ Dạ cẩm, Lá khôi) và Mucosave FG HIA (từ thân xương rồng Nopal và lá cây Oliu) cùng các thảo dược quý mang đến hiệu quả cho người bệnh qua 4 cơ chế:
- Giảm tiết axit dịch vị dạ dày.
- Tăng cường lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Hỗ trợ chống trào ngược dạ dày thực quản.
- Kích thích co bóp hệ tiêu hóa, giảm đầy trướng bụng.
Sản phẩm được chiết xuất từ 100% nguyên liệu tự nhiên, sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, với sự kết hợp của y học hiện đại và y học cổ truyền, mang lại những hiệu quả bền vững, an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Những thành phần thảo dược quý, sản phẩm giúp giảm:
- 91,8% biểu hiện ợ hơi, ợ chua.
- 85,1% các cơn đau.
- 86% biểu hiện trướng bụng.
- 71,1% tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu.
Bình Vị Thái Minh có thể sử dụng lâu dài và dùng được cho cả cho người cao tuổi mà không mang lại tác dụng phụ. Sản phẩm được Bộ Y Tế cấp phép và hiện đang được bán trên các hiệu thuốc trên toàn quốc.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất
Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc hiểu hơn về đau dạ dày cấp nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ điều trị bệnh. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì cũng như muốn tư vấn về sản phẩm, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất nhé.