Ngoài các loại thực phẩm cung cấp đạm đường béo thì với người bị đau dạ dày, các loại rau rất được quan tâm. Một số loại rau có thể giúp làm dịu niêm mạc, hỗ trợ tiêu hóa, trong khi một số khác lại kích thích axit, khiến tình trạng đau trở nên trầm trọng hơn. Vậy đau dạ dày nên ăn rau gì và tránh rau gì? Cùng tìm hiểu ngay để xây dựng thực đơn phù hợp, giúp dạ dày khỏe mạnh hơn!
Mục lục
Đau dạ dày nên ăn rau gì?
Theo các chuyên gia tiêu hóa, ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Rau xanh là thực phẩm quan trọng, cung cấp vitamin và chất xơ hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, không phải loại rau nào cũng tốt cho dạ dày, một số có thể gây đầy hơi, khó tiêu. Vì vậy, người đau dạ dày nên lựa chọn các loại rau phù hợp dưới đây.
1. Rau càng cua
Rau càng cua có tính thanh nhiệt, giải độc, giúp giảm táo bón, tiêu chảy, khó tiêu. Đặc biệt, nhờ đặc tính kháng khuẩn mạnh, rau càng cua giúp tiêu diệt vi khuẩn đường ruột, kiểm soát stress oxy hóa, hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày.
2. Rau mồng tơi
Mồng tơi chứa nhiều chất nhầy giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống viêm, kích thích nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa, giảm trào ngược. Loại rau này còn giàu vitamin A, C, khoáng chất và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường sức khỏe dạ dày, giảm đau hiệu quả.
3. Rau súp lơ
Súp lơ giàu vitamin C, K, E, chất xơ, indole-3-carbinol, giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón. Đặc biệt, hợp chất Sulforaphane trong súp lơ giúp ức chế vi khuẩn HP, nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Lưu ý: Người đau dạ dày nên nấu chín kỹ để tránh đầy hơi.
4. Rau thì là
Thì là chứa nhiều chất chống oxy hóa, flavonoid giúp giảm viêm, giảm co thắt dạ dày, bảo vệ hệ tiêu hóa. Polyacetyle trong thì là có tác dụng ức chế vi khuẩn, giảm triệu chứng ợ nóng, trào ngược. Đông y cũng sử dụng thì là để chữa tiêu chảy, kiết lỵ, loại bỏ độc tố trong hệ tiêu hóa.
5. Rau tía tô
Tía tô giàu Tannin, Glucosid giúp chống viêm, làm lành vết loét dạ dày, hạn chế tăng tiết axit. Ngoài ra, tinh dầu trong tía tô còn có tác dụng giảm đau dạ dày, chống viêm, chống dị ứng, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
6. Rau bắp cải
Bắp cải chứa vitamin U giúp chống viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc khỏi axit dịch vị. Lưu ý: Vitamin U dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, vì vậy nên ăn bắp cải tươi như nước ép, salad hoặc bắp cải cuộn thịt để giữ trọn dưỡng chất.
7. Rau cải bẹ xanh
Cải bẹ xanh giàu vitamin A, B, C, axit nicotic và chất xơ giúp cải thiện tiêu hóa, giảm táo bón, kiểm soát axit dạ dày. Lưu ý: Nên ăn khi đã nấu chín để tránh đầy hơi, chướng bụng.
8. Rau cần tây
Cần tây chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C, K, khoáng chất giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, kiểm soát axit dịch vị, giảm trào ngược. Nhờ giàu chất chống oxy hóa, cần tây còn giúp giảm sưng viêm, cải thiện ợ nóng, đầy hơi. Có thể dùng cần tây chế biến món xào, canh hoặc làm nước ép.
9. Rau chân vịt
Rau chân vịt (rau bina) chứa chất xơ và cellulose giúp tăng nhu động ruột, ngăn táo bón, hỗ trợ tiêu hóa. Loại rau này còn giúp làm sạch đường ruột, ngăn ngừa nôn ra máu do viêm loét dạ dày.
10. Rau dền
Rau dền giàu sắt, canxi, vitamin E, chất xơ, giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa táo bón. Loại rau này còn có tác dụng điều trị bệnh dạ dày giai đoạn nhẹ. Mỗi tuần nên ăn 2-3 lần để cải thiện sức khỏe tiêu hóa.
11. Rau ngót
Rau ngót có tính mát, giúp thanh nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, nó chứa vitamin B1, B2, B6, canxi, magie, kali có lợi cho dạ dày. Lưu ý: Không dùng rau ngót cho phụ nữ mang thai vì có thể gây co thắt tử cung.
12. Đậu rồng
Đậu rồng chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất giúp kích thích tiêu hóa, hỗ trợ đường ruột, ngăn viêm loét dạ dày. Đặc biệt, hoạt chất gluxit, protit trong đậu rồng giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống xuất huyết và viêm loét.
13. Măng tây
Măng tây bao gồm nguồn vitamin P, C, mannan, arginine dồi dào và hàm lượng chất xơ phong phú giúp gia tăng dịch nhầy bao bọc niêm mạc, bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của axit.
Đặc biệt, theo Đông y, măng tây có tính bình, mát nên cũng có lợi trong việc xoa dịu cơn đau và trung hòa tốt lượng acid dư thừa trong dạ dày.
14. Rau diếp cá
Rau diếp cá có chứa hàm lượng vitamin A, B1, B2, vitamin C, vitamin K… dồi dào cùng các khoáng chất như mangan, crom, magie, axit folic… giúp:
- Thúc đẩy tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng cường chức năng chuyển hoá của gan, giúp giảm gánh nặng cho dạ dày.
- Tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong dạ dày, chống viêm, ngăn ngừa sự hình thành viêm nhiễm mới ở dạ dày. Nhờ đó, giảm các triệu chứng viêm loét, phục hồi tổn thương ở dạ dày.
- Rau diếp cá có tính mát, giúp thanh lọc, giải độc, cung cấp lượng chất xơ dồi dào để quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày do tình trạng tăng dịch acid dạ dày.
15. Lá mơ
Theo y học dân gian, lá mơ lông có tính mát, vị đắng, mùi hôi có tác dụng trong việc sát khuẩn và giải độc. Cũng chính những đặc tính đó, lá mơ lông giúp giảm tình trạng ăn uống khó tiêu, đầy hơi hiệu quả. Ngoài ra khi ăn lá mơ khi kèm với những món ăn sẽ giúp điều trị đau dạ dày hiệu quả.
Theo y học hiện đại nghiên cứu và chỉ ra, lá mơ có các thành phần chính là vitamin C, carotene, tinh dầu, và các protein giúp làm giảm triệu chứng sưng viêm và trung hòa acid, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh, điều hòa các hoạt động của hệ thống tiêu hóa.
Đau dạ dày không nên ăn rau gì?
Mặc dù rau xanh cung cấp nhiều loại vitamin, dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng có một số loại rau dưới đây không phù hợp với người đau dạ dày, bao gồm:
1. Các loại rau muối chua, lên men
Một số loại rau muối chua, lên men như cà, dưa muối… có khả năng kích thích sự tăng tiết dịch vị trong dạ dày. Mặc dù các loại rau muối chua cũng giúp bổ sung thêm vào hệ tiêu hóa một số vi sinh có lợi như acidophilus, lactobacillus,và plan-taru, làm giảm nguy cơ mắc bệnh ruột kết, trĩ…tuy nhiên, các loại rau muối chua có nồng độ acid khá cao có thể khiến những tổn thương trong niêm mạc dạ dày lan rộng gây ra những biến chứng như chảy máu dạ dày, viêm loét dạ dày…
2. Các loại rau sống
Hầu hết các loại rau xanh đều mang lại giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho người mắc bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn khi đã được nấu chín kĩ. Theo nghiên cứu, rau sống dù đã rửa sạch bằng nước chuyên dụng vẫn có tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn ở mức 51,9-82,6%. Chính vì vậy, không tốt cho hệ tiêu hóa.
3. Các loại rau gây kích thích viêm loét dạ dày
Theo ThS.BS Cao Xuân Ngọc (Dr.Ngọc), Giảng viên Khoa Y Dược ĐH Quốc Gia Hà Nội, Phó viện trưởng Viện Nghiên Cứu Y Dược Thăng Long: Một số nhóm rau làm tăng nguy cơ kích thích viêm loét dạ dày bao gồm: rau muống, rau răm, hành – tỏi, ớt cay, cà chua. Người bị đau dạ dày nên hạn chế các loại rau này trong thực đơn hàng ngày.
Lưu ý cho người đau dạ dày khi ăn rau
Chế độ ăn uống, bổ sung rau xanh hợp lý sẽ giúp người bệnh đau dạ dày cải thiện sức khỏe và tình trạng bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn ăn rau sai cách có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng vốn có. Vì vậy, bạn cần chú ý những vấn đề dưới đây:
- Không chế biến các món rau luộc, nấu, xào quá lâu bởi nó sẽ khiến mất chất dinh dưỡng.
- Các món rau sau khi chế biến nên ăn ngay để tránh làm lượng vitamin và chất dinh dưỡng bị hao hụt.
- Tránh chế biến các món rau quá mặn, không tốt cho bệnh đau dạ dày
- Nên thay đổi các loại rau thường xuyên để cơ thể được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhất
- Rau củ sau khi mua hoặc thu hoạch nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, bọc kĩ bằng màng bọc thực phẩm để giữi rau luôn xnah tươi và tránh vi khuẩn xâm nhập.
- Nên lựa chọn rau sạch, rõ nguồn gốc, không chất bảo quản để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Ngoài ra, ngừi bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, vận động thể thao, thực hiện điều trị theo phác đồ bác sĩ để cỉa thiện tình trạng đau dạ dày một cách hiệu quả nhất.
Trên đây là tổng hợp một số loại rau đặc biệt tốt cho hệ tiêu hoá và một số loại rau người bệnh đau dạ dày cần tránh. Ngoài biết được bệnh đau dạ dày nên ăn rau gì, tránh những loại rau gì, bạn cũng nên tập thể dục đều đặn, loại bỏ các thói quen xấu và sử dụng thuốc theo phác đồ của bác sĩ để nâng cao hiệu quả chữa trị. Hy vọng những thông tin trê có thể giúp người bệnh xây dựng được một chế độ ăn uống hợp lý, từ đó hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị đau dạ dày.