Đau dạ dày đi ngoài tiêu chảy là tình trạng khá phổ biến. Bệnh lý cần được sớm cải thiện có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm hơn như xuất huyết đường tiêu hóa. Vì thế, khi nhận thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu đau dạ dày đi ngoài, bạn cần có biện pháp xử lý kịp thời tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Mục lục
Đau dạ dày đi ngoài là gì?
Đau dạ dày là bệnh lý tiêu hoa thường gặp , đây là hiện tượng niêm mạc dạ dày bị tổn thương và viêm nhiễm khiến cho người bệnh xuất hiện triệu chứng đau bụng ở vùng thượng vị kèm buồn nôn, khó tiêu, chướng bụng, đi ngoài tiêu chảy hoặc táo bón.
Đau dạ dày đi ngoài tiêu chảy là lúc dạ dày đã bị tổn thương, chức năng dạ dày bị ảnh hưởng và có phần suy giảm. Chính vì vậy, việc tiêu hóa thức ăn cũng trở nên khó khăn hơn, thức ăn trong dạ dày không thể tiêu hóa hết được nên gây ra hiện tượng thức ăn dư thừa đẩy xuống tá tràng, đại tràng để đào thải ra ngoài.
Lúc này trực tràng, tá tràng cũng bị tạo sức ép, không thể hấp thu được hết các khoáng chất, nước từ lượng thức ăn tồn đọng lại, chất cặn đó cũng còn chất lỏng và đào thải ra ngoài không thành khuôn, lỏng, nát được gọi là đi ngoài – tiêu chảy.
Cách nhận biết đi ngoài do đau dạ dày
Đi ngoài tiêu chảy phân lỏng là triệu chứng điển hình của chứng rối loạn đường tiêu hóa do nhiễm ký sinh trùng, nhiễm trùng virus hoặc vi khuẩn gây ra tình trạng đi ngoài phân lỏng. Để có thể phân biệt đau dạ dày gây đi ngoài hay những trường hợp đi ngoài do rối loạn tiêu hóa, người bệnh có thể phân biệt theo cách sau:
Đi ngoài tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa có những triệu chứng điển hình:
- Với người đau dạ dày kèm đi ngoài mức độ nhẹ: 1-2 lần/ ngày, người đau dạ dày đi ngoài mức nặng có thể đi ngoài: 3-5 lần/ ngày
- Người bệnh thượng đau bụng và đi ngoài sau ăn khoảng 1 tiếng đồng hồ.
- Cơn đau thường xuất hiện vùng thượng vị (trên rốn, dưới mũi xương ức)
- Đi ngoài phân lỏng, có mùi hôi khó chịu và không có chất nhầy.
Dấu hiệu của đau dạ dày đi ngoài có biểu hiện rất rõ nét, dễ nhận ra, chính vì thế người bệnh có thể nhận biết và xác định được chính xác tình trạng tiêu chảy của mình để có phương án xử lý thích hợp, hiệu quả nhất.
Nguyên nhân khiến đau dạ dày đi ngoài
Do căng thẳng, lo lắng, stress quá độ
- Khi bị stress cơ thể sẽ tràn ngập hoóc môn căng thẳng gây mất cân bằng chức năng dạ dày, đường ruột, axit hydrochloric và pepsin tăng tiết khiến huyết quản dạ dày, môn vị co thắt, tầng bảo vệ niêm mạc dạ dày cũng bị thương tổn, hình thành bệnh viêm loét dạ dày.
- Người bệnh mệt mỏi, lo lắng thường xuyên có thể áp lực đến dạ dày tạo ra cơn đau và triệu chứng tiêu chảy. Đây là nguyên nhân dễ nhận thấy, người bệnh có thể phòng tránh và không nên chủ quan.
Do thói quen ăn uống
- Ăn đồ lạ, không hợp vệ sinh: Dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.
- Ăn thực phẩm lạnh, có tính hàn (như hải sản)Làm lạnh bụng, ảnh hưởng hoạt động tiêu hóa, gây đau bụng và đi ngoài.
- Ăn đồ cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ: Kích thích niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ viêm loét và tiêu chảy sau ăn.
- Ăn uống không đúng giờ, bỏ bữa, ăn quá no hoặc quá nhanh: Gây áp lực lên dạ dày, khiến hoạt động tiêu hóa bị rối loạn.
- Sử dụng rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas thường xuyên: Làm tăng axit dạ dày, dễ gây viêm, loét và tiêu chảy.
- Không kiểm soát lượng thức ăn nạp vào: Khi ăn quá nhiều, dạ dày không kịp xử lý, dẫn đến đầy bụng, đau bụng và đi ngoài.
Do mắc bệnh lý
- Viêm loét dạ dày tá tràng: Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng, dễ gây đau bụng, tiêu chảy.
- Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Loại vi khuẩn này gây viêm, loét niêm mạc dạ dày, làm tăng nguy cơ tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
- Hội chứng ruột kích thích (IBS): Là tình trạng rối loạn chức năng ruột, người bệnh dễ bị đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ.
- Viêm đại tràng: Dễ gây đau bụng âm ỉ, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng hoặc có nhầy máu.
- Ngộ độc thực phẩm: Khi ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn hoặc độc tố, cơ thể phản ứng bằng đau bụng dữ dội, tiêu chảy cấp.
- Bệnh lý về gan, tụy: Rối loạn chức năng gan, tụy ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu, dẫn đến tiêu chảy kéo dài, đau bụng sau ăn.
Đau dạ dày đi ngoài nguy hiểm không?
Nếu đau dạ dày kèm đi ngoài phân lỏng nhiều ngày không dứt, người bệnh nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Sụt cân, mệt mỏi, suy nhược: Đi ngoài liên tục khiến cơ thể mất nước, mất chất dinh dưỡng, người bệnh sợ ăn uống nên càng dễ kiệt sức.
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc: Tiêu chảy kéo dài làm người bệnh mệt mỏi, mất tập trung, giảm hiệu quả học tập, làm việc.
- Nguy cơ mắc bệnh trĩ: Tiêu chảy nhiều cũng gây áp lực lên hậu môn – trực tràng, dễ dẫn tới bệnh trĩ.
- Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hoá: Viêm loét dạ dày nặng kết hợp rối loạn tiêu hoá lâu ngày có thể gây chảy máu đường ruột, nguy hiểm đến tính mạng nếu không xử lý kịp thời.
Khi nào đau dạ dày đi ngoài cần gặp bác sĩ?
Một số trường hợp đau dạ dày đi ngoài có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh xuất huyết tiêu hóa và ung thư dạ dày. Chính vì thế khi người bệnh thấy xuất hiện một số triệu chứng dưới đây nên đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được bác sĩ thăm khám và có phác đồ điều trị kịp thời:
- Người bệnh thấy cơ thể mệt mỏi, mất sức sống, yếu đột ngột
- Có triệu chứng nôn ra máu hoặc dịch nôn có màu cà phê
- Người bệnh sụt cân bất thường không rõ nguyên nhân
- Liên tục buồn nôn và nôn mửa
- Có triệu chứng đi ngoài tiêu chảy trên 3 lần/ ngày
- Phân có màu đen hoặc có lẫn máu
Cách xử lý tình trạng đau dạ dày đi ngoài
5 Bước xử lý nhanh
1. Nghỉ ngơi và giữ ấm vùng bụng
- Nằm nghỉ ở nơi yên tĩnh, giữ ấm bụng bằng khăn ấm hoặc túi chườm.
- Tránh vận động mạnh vì có thể khiến dạ dày co bóp nhiều hơn.
2. Uống nước ấm hoặc oresol
- Mất nước khi đi ngoài là rất phổ biến, hãy bổ sung bằng nước ấm, nước cháo loãng, hoặc dung dịch oresol pha đúng cách.
- Tránh cà phê, nước ngọt có gas, sữa tươi.
3. Tránh ăn các thực phẩm kích thích
- Tạm ngưng ăn các món chiên xào, cay nóng, chua, hoặc nhiều dầu mỡ.
- Ăn nhẹ: cháo trắng, cơm nhão, chuối chín, bánh mì nướng.
4. Uống trà gừng hoặc nước gạo rang
- Trà gừng ấm giúp làm dịu cơn đau và giảm co thắt dạ dày.
- Nước gạo rang (gạo rang cháy nấu nước uống) giúp cầm tiêu chảy và làm dịu đường ruột.
5. Dùng men vi sinh hoặc than hoạt tính (nếu có)
- Men vi sinh giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
- Than hoạt tính hấp phụ độc tố, nhưng không nên lạm dụng quá 1–2 viên/lần.
Theo dõi tình trạng tiến triển bệnh để điều trị
Nếu đi ngoài kéo dài 2 ngày, kèm sốt, phân có máu hoặc đau bụng dữ dội nên đi khám bác sĩ sớm. Một số thuốc Tây trị tiêu chảy do đau dạ dày có thể được chỉ định sử dụng:
Loperamid:
- Sử dụng 2-4mg: Trường hợp tiêu chảy nhẹ, ngày đi ngoài 2-3 lần
- Sử dụng: 6-8mg: Trường hợp tiêu chảy nặng, ngày đi ngoài 5-6 lần
Chú ý: Không nên dùng quá 16mg/ngày.
Dioctahedral smectite:
- Với trẻ em, tùy từng trường hợp, độ tuổi mà bác sĩ chỉ định liều dùng, thông thường là: 1-2 gói/ ngày
- Với người lớn, tùy từng tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ chỉ định liều dùng, thông thường dùng: 2-3 gói/ ngày
Lưu ý:
- Những loại thuốc này thường mang đến hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên khi dùng những loại thuốc này người bệnh không nên tự ý mua dùng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Với trẻ nhỏ, người già và phụ nữ mang thai hay cho con bú bắt buộc phải tuân theo chỉ định bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống
Ngoài việc áp dụng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa bằng thuốc Tây, hay mẹo dân gian, người bệnh nên thay đổi một số thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống. Từ đó giúp kiểm soát tốt hơn các triệu chứng đau dạ dày đi ngoài:
Thói quen sinh hoạt:
- Nên có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không thức quá khuya.
- Tránh làm việc quá sức, nhất là khi đau bụng và đi ngoài nên nghỉ ngơi.
- Tránh lo âu và căng thẳng thần kinh.
- Tăng cường hoạt động thể thao thường xuyên, duy trì tập luyện thể dục 30 phút/ ngày giúp người bị đau dạ dày nâng cao sức khỏe tổng thể và hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa.
Chế độ ăn uống:

- Lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa: Sữa chua, trái cây tươi, trứng, ngũ cốc,… để giảm áp lực lên đường ruột và dạ dày.
- Vệ sinh tay sạch sẽ, ăn chín uống sôi.
- Bổ sung nhiều nước cho cơ thể giúp điều hòa nhu động ruột và trung hòa dịch vị dạ dày.
- Duy trì thói quen ăn uống đúng giờ.
- Loại bỏ các thói quen xấu: Ăn đêm, bỏ bữa, ăn uống bừa bãi.
- Có thể chia thành từng bữa nhỏ, ăn nhiều bữa trong ngày.
- Nên ăn tối trước 20 giờ để ổn định chức năng và hoạt động của đường ruột.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm không lành mạnh: Thức ăn cay nóng, đồ chiên xào chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn có nhiều đường, muối, thức ăn nhanh, cà phê, trà đặc, rượu bia…
Sử dụng Bình vị Thái Minh hỗ trợ chữa đau dạ dày đi ngoài
Bên cạnh những phương pháp trên, người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe Bình vị Thái Minh.
Bình Vị Thái Minh được nghiên cứu lâm sàng với chuyên gia hàng đầu đánh giá cao về tác dụng vượt trội, phát huy hỗ trợ điều trị toàn diện bệnh viêm loét dạ dày, đau dạ dày được rất nhiều người tin dùng và có phản hồi vô cùng hiệu quả.
Bình vị Thái Minh được sản xuất bởi đội ngũ nhà nghiên cứu tay nghề cao và quy trình sản xuất hiện đại, Bình Vị Thái Minh tự hào khi chứa cả 2 hoạt chất Giganosin, Mucosave cùng các vị thảo dược của Việt Nam như: Núc nác, Thương truật. Đây là những hoạt chất rất tốt cho những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày – thực quản.
Bình vị Thái Minh được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên tốt cho dạ dày vì vậy sản phẩm mang lại sự tâm tuyệt đối cho người dùng cùng công dụng điều trị chuyên sâu bệnh về:
- Giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
- Tung hòa acid dịch vị và làm lành vết loét.
- Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc.
- Chống dị ứng, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày
Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất
Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Hy vọng bài viết trên đây sẽ đem đến cho bạn những gợi ý về các phương pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày. Còn thêm những thắc mắc, xin vui lòng liên hệ đến số hotline 1800.6397 để được tư vấn từ các dược sĩ chuyên môn cao.
Tôi thường xuyên bị tình trạng đau dạ dày và đi ngoài, liên hệ với tôi để tư vấn .
Chào bạn Khả Ngân, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn để Tứ vấn cụ thể hơn.