Viêm dạ dày do vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến nhưng lại dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề khác, khiến nhiều người chủ quan. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm dạ dày Hp có thể dẫn đến loét dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày. Vậy làm sao để nhận biết sớm các triệu chứng và khắc phục hiệu quả?
Mục lục
Viêm dạ dày Hp là gì?
Viêm dạ dày Hp là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương do vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) gây ra. Đây là loại vi khuẩn có khả năng sinh sống trong môi trường axit dạ dày, làm suy yếu lớp bảo vệ niêm mạc, dẫn đến viêm, loét và các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Viêm dạ dày Hp chủ yếu do vi khuẩn Hp xâm nhập vào dạ dày và phát triển. Các yếu tố sau có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn này hoạt động mạnh mẽ hơn:
- Chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên sử dụng thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh, dễ nhiễm khuẩn Hp.
- Căng thẳng kéo dài, lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm.
Triệu chứng của viêm dạ dày Hp dễ nhận biết
Viêm dạ dày HP thường tiến triển âm thầm nên dễ bị nhầm lẫn với các rối loạn tiêu hóa thông thường. Tuy nhiên, bạn có thể nhận diện sớm qua triệu chứng điển hình nhất là:
Đau tức vùng thượng vị
Cơn đau xuất hiện ở vùng trên rốn, dưới xương ức. Người bệnh thường cảm thấy đau âm ỉ, nóng rát hoặc đau nhói, nhất là khi:
- Đói bụng: Axit tăng cao kích thích vết loét.
- Sau ăn 1–2 giờ: Đặc biệt nếu dùng thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ hoặc rượu bia.
Viêm dạ dày HP giai đoạn đầu, cơn đau thường nhẹ và không kéo dài. Nhưng khi bệnh nặng hơn, đau trở nên rõ rệt, có thể lan ra vùng bụng hoặc hai bên mạn sườn, đi kèm cảm giác nóng rát, tức ngực, mất ngủ và mệt mỏi kéo dài.
☛ Xem chi tiết: Đau thượng vị là gì, vị trí cụ thể!
Ợ chua, ợ hơi, nóng rát thượng vị
Vi khuẩn Hp làm gia tăng lượng axit trong dạ dày, dẫn đến hiện tượng dư axit gây ợ hơi, ợ chua. Người bệnh thường cảm thấy nóng rát ở ngực hoặc cổ họng, kèm theo vị chua hoặc đắng trong miệng.
Buồn nôn, nôn
Người bị viêm dạ dày do vi khuẩn HP thường có cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Nguyên nhân là do thức ăn không được tiêu hóa tốt, tích tụ trong dạ dày và bị đẩy ngược lên thực quản khi cơ vòng thực quản dưới mở ra.
Kèm theo buồn nôn, người bệnh có thể cảm thấy:
- Đắng miệng
- Chua miệng
- Đau rát họng
Nếu tình trạng kéo dài, có thể dẫn đến viêm họng, viêm thanh quản hoặc tổn thương niêm mạc thực quản. Ở giai đoạn nặng, bệnh còn gây tiêu chảy, nôn ói liên tục dẫn đến mất nước, mệt mỏi và sụt cân rõ rệt.
Rối loạn tiêu hóa
Người bệnh viêm dạ dày Hp có thể xuất hiện triệu chứng rối loạn tiêu hoá. Nguyên nhân bởi vi khuẩn Hp ngăn chặn việc sản xuất axit tiêu thụ thức ăn trong dạ dày khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị rối loạn. Khi đó, người bệnh có thể xuất hiện tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng kèm, đau nhức vùng thượng vị với tần suất từ 1 – 2 lần/ngày. Đôi khi bị táo bón, đi ngoài ít hơn 3 lần/ tuần.
Hôi miệng
Triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua khiến các chất trong dạ dày di chuyển ngược lên thực quản. Bên cạnh đó, vi khuẩn Hp gây ra triệu chứng trào ngược axit gây mòn lớp niêm mạc miệng và họng, tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn có mùi phát triển gây hôi miệng.
Suy nhược cơ thể, giảm cân nhanh
Các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng, ợ chua,… khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, chán ăn hoặc ăn không ngon miệng. Nếu tình trạng này kéo dài, cơ thể người bệnh sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng gây suy nhược, sụt cân.
Mức độ nguy hiểm của viêm dạ dày Hp
Viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) thường không nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt, vi khuẩn HP có thể phát triển mạnh và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:
- Xuất huyết tiêu hóa: Vi khuẩn HP gây tổn thương niêm mạc, làm chảy máu trong dạ dày. Người bệnh có thể nôn ra máu, đi ngoài phân đen, đau bụng dữ dội. Đây là tình trạng cấp cứu cần can thiệp y tế ngay để tránh nguy hiểm tính mạng.
- Thủng dạ dày: Nếu vết loét do HP ăn sâu, có thể gây thủng dạ dày. Dịch tiêu hóa tràn vào ổ bụng gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng nặng và nguy cơ suy đa tạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Ung thư dạ dày: Khoảng 90% trường hợp ung thư dạ dày có liên quan đến vi khuẩn HP. Một số chủng HP độc tính cao có thể gây viêm kéo dài, biến đổi tế bào và dẫn đến ung thư. Đáng lo ngại là ung thư giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng, rất dễ bị bỏ qua.
Cách khắc phục viêm dạ dày Hp hiệu quả
Viêm dạ dày Hp là bệnh lý cần được điều trị kịp thời và đúng cách để tránh biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những phương pháp khắc phục hiệu quả mà người bệnh nên áp dụng:
Dùng thuốc theo phác đồ điều trị
Việc điều trị viêm dạ dày Hp chủ yếu dựa vào phác đồ kết hợp nhiều loại thuốc nhằm tiêu diệt vi khuẩn Hp, giảm triệu chứng và phục hồi niêm mạc dạ dày. Các nhóm thuốc thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:
- Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn Hp: Phác đồ thường kết hợp từ 2 – 3 loại kháng sinh như Amoxicillin, Clarithromycin hoặc Metronidazole để tăng hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn và hạn chế kháng thuốc.
- Thuốc giảm tiết axit dạ dày: Các loại thuốc như Omeprazole, Esomeprazole, hoặc Pantoprazole giúp giảm lượng axit trong dạ dày, tạo môi trường thuận lợi để kháng sinh phát huy tác dụng.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Các loại thuốc như Sucralfate hoặc Bismuth được kê đơn để tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc, giúp vết loét nhanh lành và ngăn ngừa vi khuẩn tấn công thêm.
Người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc để tránh tình trạng kháng thuốc hoặc tái nhiễm vi khuẩn Hp.
Chế độ ăn uống khoa học
Chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phục hồi dạ dày và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn Hp.
Thực phẩm nên ăn:
- Rau xanh và trái cây giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng.
- Thực phẩm chứa probiotic như sữa chua, kim chi giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp.
- Nghệ và mật ong có đặc tính kháng viêm, làm dịu niêm mạc dạ dày và hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp.
Thực phẩm cần tránh:
- Đồ cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể kích thích dạ dày tiết axit, làm tổn thương niêm mạc nghiêm trọng hơn.
- Rượu bia, nước ngọt có gas làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị và gia tăng nguy cơ tái phát bệnh.
- Thực phẩm có tính axit cao như chanh, cam, dưa muối dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Điều chỉnh lối sống khoa học giúp cải thiện đáng kể tình trạng viêm dạ dày Hp và hạn chế bệnh tái phát.
- Ăn đúng giờ, tránh bỏ bữa: Duy trì thói quen ăn uống đều đặn giúp dạ dày ổn định lượng axit tiết ra, giảm tổn thương niêm mạc.
- Kiểm soát căng thẳng: Stress kéo dài có thể khiến dạ dày tiết axit nhiều hơn, làm tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng. Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn bằng các hoạt động như thiền, yoga hoặc đi bộ.
- Duy trì giấc ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc không chỉ giúp cơ thể phục hồi mà còn hỗ trợ cân bằng hệ tiêu hóa hiệu quả.
Thăm khám định kỳ và xét nghiệm kiểm tra Hp
Người bệnh cần tái khám đúng lịch hẹn để bác sĩ theo dõi tiến trình điều trị và điều chỉnh phác đồ nếu cần. Ngoài ra, xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn Hp sau khi kết thúc phác đồ điều trị giúp đảm bảo vi khuẩn đã được loại bỏ hoàn toàn, giảm nguy cơ tái phát bệnh.
☛ Có thể bạn quan tâm: Nhiễm vi khuẩn HP có chữa khỏi hoàn toàn?
Sử dụng Bình Vị Thái Minh
Bình Vị Thái Minh là giải pháp giúp hỗ trợ cải thiện viêm loét dạ dày Hp với thành phần được chiết xuất chủ yếu từ thảo dược dưới dạng viên nén rất tiện lợi và dễ dùng.
Bình Vị Thái Minh là sự kết hợp hài hòa giữa thảo dược tự nhiên và công nghệ hiện đại, bao gồm hoạt chất Giganosin (chiết xuất Dạ cẩm và Lá khôi), Mucosave (chiết xuất từ Xương rồng Nopal và lá cây Oliu), Thương truật, Núc nác mang đến công dụng:
- Hỗ trợ giảm acid dịch vị, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Hỗ trợ cải thiện và giảm thiểu các biểu hiện của viêm loét dạ dày
Bình Vị Thái Minh được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Sản phẩm được đông đảo người viêm loét dạ dày trào ngược dạ dày tin dùng.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất
Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về triệu chứng viêm dạ dày Hp, mức độ nguy hiểm và cách điều trị. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.