Theo các chuyên gia ở bệnh viện Đại Học Y thống kê, cứ 1000 người sẽ có khoảng hơn 700 người nhiễm khuẩn Hp. Bên cạnh đó, loại vi khuẩn này còn dễ lây lan từ người này sang người khác qua nhiều con đường khác nhau. Vậy vi khuẩn Hp từ đâu mà có và cách phòng ngừa thế nào?
Mục lục
Vi khuẩn Hp là gì?
HP là viết tắt của Helicobacter pylori, hay H. pylori . Đây là một loại vi khuẩn hình xoắn ốc (xoắn khuẩn), thường được tìm thấy trong dạ dày người nhiễm bệnh. Loại vi khuẩn này tồn tại trong dạ dày con người bằng cách tiết ra một loại enzyme có tên Urease để trung hòa với độ acid trong dạ dày.
Vi khuẩn Hp là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày, có thể dẫn đến ung thư dạ dày nếu không điều trị sớm. Loại vi khuẩn này rất dễ lây từ người sang người qua nhiều con đường:
- Đường miệng – miệng: Dễ lây qua nước bọt, khi hôn, dùng chung bát đũa, khăn mặt, bàn chải… Đây là con đường lây phổ biến nhất, đặc biệt trong gia đình có người nhiễm.
- Đường phân – miệng: Vi khuẩn có thể đào thải qua phân, lây qua nước sinh hoạt, rau sống, hoặc thực phẩm chưa nấu chín. Vệ sinh kém làm tăng nguy cơ lây lan.
- Dụng cụ y tế không tiệt trùng: Vi khuẩn cũng có thể truyền qua nội soi, dụng cụ nha khoa nếu không được khử khuẩn kỹ, tuy nhiên tỷ lệ này thấp hơn.
☛ Chi tiết tham khảo: Vi khuẩn Hp lây như thế nào?
Vi khuẩn Hp có ở đâu?
Năm 1982, vi khuẩn Hp được 2 nhà khoa học người Úc tìm thấy trong dạ dày con người. Đây là loại vi khuẩn có khả năng sống mãnh liệt và lây lan nhanh, có khoảng trên 50% dân số thế giới đang sống chung với loại vi khuẩn nguy hiểm này. Vậy, vi khuẩn Hp có ở đâu?
Theo các chuyên gia, vi khuẩn Hp có thể sống được trong cơ thể con người như dạ dày, khoang miệng, đường ruột, hốc xoang, phân… và trong môi trường tự nhiên như đất, nước, không khí…
Vi khuẩn Hp có ở trong cơ thể con người
Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) chủ yếu sống trong dạ dày, nhưng cũng có thể được tìm thấy ở khoang miệng và trong phân. Chúng là loại vi khuẩn duy nhất có thể sống sót trong môi trường acid dạ dày nhờ các “vũ khí đặc biệt”:
- Lông roi linh hoạt giúp vi khuẩn di chuyển nhanh, lẩn trốn trong lớp chất nhầy niêm mạc dạ dày, tránh được acid dạ dày.
- Tiết enzyme Urease giúp trung hòa acid xung quanh, tạo môi trường sống lý tưởng cho vi khuẩn.
- Tạo chất đối kháng giúp “né tránh” hệ miễn dịch của cơ thể.
Tuy nhiên, enzyme Urease lại chính là độc tố gây hại, có thể phá hủy lớp niêm mạc dạ dày và dẫn đến: rối loạn tiêu hóa, đau – viêm loét dạ dày – tá tràng, thậm chí là ung thư dạ dày.
Vi khuẩn Hp có ở ngoài môi trường tự nhiên
Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) không chỉ tồn tại trong cơ thể người mà còn được tìm thấy ngoài môi trường tự nhiên như: kênh, rạch, ao, hồ, đất và không khí. Tuy nhiên, trong môi trường này, vi khuẩn Hp tồn tại dưới hai dạng:
- Xoắn khuẩn: yếu, chỉ sống được thời gian ngắn.
- Cầu khuẩn: mạnh hơn, có thể sống tới 1 năm trong điều kiện phù hợp.
Khi con người sử dụng nguồn nước ô nhiễm, vi khuẩn Hp dạng cầu khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể, biến đổi trở lại thành xoắn khuẩn và tấn công niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét hoặc các bệnh tiêu hóa nghiêm trọng.
☛ Tham khảo thêm: Vi khuẩn HP sống được bao lâu trong không khí?
Vi khuẩn Hp gây ra bệnh gì?
Vi khuẩn Hp là tác nhân chính gây viêm loét dạ dày – tá tràng và có thể dẫn đến ung thư dạ dày nếu không được kiểm soát. Dù nhiều người mang vi khuẩn Hp nhưng không có triệu chứng rõ ràng, khi Hp bắt đầu gây tổn thương, cơ thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu bất thường như:
- Ợ hơi, đầy hơi, ợ chua thường xuyên có cảm giác no
- Đau bụng, nóng rát vùng bụng
- Buồn nôn, nôn khan
- Hoa mắt, chóng mặt
- Phân sẫm màu
- Vết loét chảy máu có thể gây thiếu máu và mệt mỏi.
- Giảm cân không rõ nguyên do.
Cách chẩn đoán vi khuẩn Hp hiện nay
Để xác định chính xác bạn có vi khuẩn Hp dạ dày hay không, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm để kiểm tra. Hiện nay, có 4 loại xét nghiệm được dùng để phát hiện sự có mặt của vi khuẩn Hp gồm:
- Nội soi: Phương pháp nội soi dạ dày giúp bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng tổn thương tại dạ dày (ổ viêm, loét…), chẩn đoán chính xác tình trạng nhiễm khuẩn Hp và là cơ sở để các bác sĩ sử dụng đúng kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn trong điều trị Hp.
- Xét nghiệm máu: Đây là xét nghiệm nhanh, đơn giản giúp định lượng được kháng thể trong máu, từ đó đánh giá tình trạng nhiễm Hp. Tuy nhiên giá trị chẩn đoán không cao, xét nghiệm có thể dương tính cả khi vi khuẩn Hp tồn tại trong đường ruột, trong miệng và xoang, nhiều trường hợp Hp trong dạ dày đã bị tiêu diệt hết thì kháng thể kháng Hp vẫn có thể tiếp tục lưu hành trong máu một vài tháng tới một vài năm.
- Test Hp qua hơi thở: Đây là một trong những phương pháp xét nghiệm nhanh và chính xác rất thuận lợi cho việc chẩn đoán và theo dõi kết quả điều trị Hp dạ dày. Bác sĩ có thể kiểm tra sự có mặt của vi khuẩn Hp trong dạ dày bằng xét nghiệm hơi thở với thiết bị đo DPM đặc biệt.
- Xét nghiệm phân: Xét nghiệm phân cũng được ưu tiên để đánh giá nhiễm khuẩn Hp. Khi lấy mẫu phân xét nghiệm, bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang sẽ giúp phát hiện Hp một cách chính xác.
☛ Tham khảo thêm: Xét nghiệm HP bao nhiêu tiền?
Biện pháp phòng ngừa vi khuẩn Hp
Theo các con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp như chia sẻ ở trên, để phòng ngừa nhiễm khuẩn Hp, bạn cần chủ động ngăn chặn các con đường lây nhiễm vi khuẩn bằng cách:
1. Vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ
Vi khuẩn Hp cũng có thể lây nhiễm qua môi trường sống, thói quen cá nhân, sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh. Để hạn chế nhiễm khuẩn Hp, bạn cần vệ sinh cá nhân và môi trường sống như:
- Có thói quen rửa tay với xà phòng thường xuyên, đặc biệt là rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đặc biệt là khu nhà vệ sinh, bếp ăn.
- Dùng khẩu trang khi đi ra ngoài, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi.
- Không được đi vệ sinh ở ao, hồ, sông, suối,…
2. Tránh tiếp xúc thân mật với người nhiễm bệnh
Vi khuẩn Hp có khả năng lây nhiễm qua thói quen ăn uống, tiếp xúc thân mật. Vì thế, khi trong nhà có người thân mắc bệnh, bạn cần hết sức phòng tránh nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm:
- Tuyệt đối không dùng chung bát đũa
- Không gắp thức ăn cho nhau
- Không sử dụng chung vật dụng cá nhân
- Không chấm chung bát nước chấm, ăn chung, bón hay nếm thức ăn khi nấu.
3. Chú ý thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống hằng hằng ảnh hưởng rất lớn tới việc phòng ngừa và điều trị vi khuẩn Hp. Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm và giảm mức độ ảnh hưởng của vi khuẩn này, bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học theo gợi ý dưới đây:
- Đảm bảo vệ sinh ăn chín, uống sôi, không ăn thực phẩm tái, sống
- Lựa chọn nguồn thực phẩm tươi sạch, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
- Khi nấu nướng nên ngâm rửa sạch, đồ dùng chế biến nấu nướng nên sử dụng riêng giữa đồ chín và đồ sống để hạn chế nguy cơ nhiễm vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng.
- Không dùng chung bát, đũa, nước chấm, sử dụng các vật dụng cá nhân chung với những người có nguy cơ mắc bệnh.
- Hạn chế ăn ở quán ven đường không đảm bảo không gian sạch sẽ
- Không nếm thức ăn khi nấu, tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp cho người khác.
Trên đây là thông tin giúp bạn giải đáp băn khoăn: vi khuẩn hp có ở đâu và cách phòng ngừa hiệu quả. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc nhé!