Hang vị dạ dày là một phần của dạ dày giữ nhiều chức năng quan trọng trong và cũng rất dễ bị viêm nhiễm. Viêm hang vị dạ dày nếu không được điều trị rất dễ xảy ra những biến chứng nguy hiểm: xuất huyết, viêm loét, ung thư dạ dày… Vậy viêm hang vị dạ dày là gì, nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Hãy tìm hiểu qua thông tin bài viết dưới đây.
Mục lục
Viêm hang vị dạ dày là gì?
Cấu tạo của dạ dày bao gồm các phần: tâm vị, đáy vị (phình vị), thân vị, hang vị, môn vị, thành trước dạ dày, thành sau, bờ cong lớn, bờ cong nhỏ. Hang vị dạ dày nằm ở giữa thân vị và môn vị, gần cuối dạ dày, phần thấp nhất có kích thước khoảng 3 – 5cm được bao bọc bởi một lớp niêm mạc dạ dày,… Hang vị là bộ phận quan trọng trong quá trình chuyển hóa thức ăn thành dạng nhỏ hơn để cơ thể dễ dàng hấp thụ. Vì vị trí của hang vị là nơi thức ăn lắng đọng nhiều nhất nên cũng dễ viêm nhiễm nhất.
Viêm hang vị dạ dày xảy ra khi tình trạng lớp niêm mạc hang vị mỏng đi, sưng viêm, chảy máu. Các tổn thương này nếu không được kiểm soát kịp thời, chúng sẽ lan rộng sang các khu vực khác gây ra các vết loét, thủng và một loạt vấn đề sức khỏe khác.
☛ Xem chi tiết: Vị trí, vai trò của hang vị dạ dày
Phân loại viêm hang vị dạ dày
Có khá nhiều cách khác nhau được sử dụng để phân loại bệnh viêm hang vị dạ dày, trong đó, phương pháp phân loại dựa trên tổn thương thực thể mà bệnh nhân mắc phải, bao gồm:
Viêm xung huyết hang vị dạ dày
Đây là dạng đầu tiên của viêm hang vị dạ dày. Nguyên nhân của viêm xung huyết hang vị là do niêm mạc vùng hang vị dạ dày bị viêm, khiến các mạch máu giãn nở xung huyết vùng niêm mạc dạ dày bị viêm tấy đỏ hơn các vùng khác.
Để phân biệt mức độ nặng nhẹ viêm xung huyết hang vị, người ta căn cứ vào triệu chứng xung huyết: chấm, vết hay tạo thành mảng, diện tích khu vực xung huyết tại hang vị.
Viêm trợt xước hang vị dạ dày
Viêm trợt hang vị có thể được phân chia thành: viêm trợt hang môn vị, viêm trợt xung huyết hang vị, viêm trợt lồi hang vị dạ dày và viêm trợt hang môn vị.
Viêm trợt, xước hang vị dạ dày là tình trạng hang vị bị tổn thương, viêm nhiễm trên bề mặt niêm mạc, chúng xuất hiện khi cọ xát với thức ăn, ma sát quá mức gây tổn thương nghiêm trọng. Các vết trợt xước lâu dần có thể gây sưng, phù nề niêm mạc gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh. Viêm trợt xước hang vị có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ thức ăn nếu tình trạng kéo dài quá lâu.
Dấu hiệu của viêm hang vị dạ dày
Dạ dày là bộ phận rất dễ bị tổn thương đặc biệt là các bệnh liên quan đến viêm loét. Khi mắc các bệnh liên quan đến dạ dày nói chung và viêm hang vị dạ dày nói riêng, cơ thể thường xuất hiện các triệu chứng tương tự nhau dễ gây hiểu lầm và khiến người bệnh chủ quan. Dưới đây là một số triệu chứng viêm hang vị dạ dày:
- Đau bụng vùng thượng vị: Người bệnh thường bị đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng trên rốn, đặc biệt sau khi ăn hoặc vào ban đêm, cơn đau tăng khi ăn đồ chua, cay.
- Khó tiêu: Tình trạng viêm khiến quá trình tiêu hóa bị rối loạn, gây cảm giác đầy bụng, tiêu hóa chậm và nóng rát vùng thượng vị.
- Buồn nôn: Người bệnh có thể buồn nôn ngay cả khi không ăn, đôi khi kèm theo nôn ra dịch nhầy có mùi khó chịu hoặc nôn ra máu.
- Đầy hơi, chướng bụng: Thức ăn không tiêu hóa hết lên men sinh khí, gây cảm giác đầy hơi, chướng bụng và thường xuyên ợ hơi.
- Ăn không ngon miệng: Người bệnh có cảm giác chán ăn, ăn nhanh no, không còn hứng thú với thức ăn.
- Rối loạn đại tiện: Phân thường lúc lỏng, lúc nát, đôi khi vón cục như phân dê do hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định.
- Sút cân, xanh xao: Do ăn uống kém và hấp thu kém, người bệnh có thể bị giảm cân nhanh, cơ thể mệt mỏi, da xanh xao.
Nguyên nhân của viêm hang vị dạ dày
Viêm hang vị dạ dày có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, từ thói quen ăn uống, sinh hoạt cho đến yếu tố vi khuẩn hay bệnh lý nền. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
- Vi khuẩn Hp: Khoảng 85% trường hợp viêm hang vị nhẹ có liên quan đến vi khuẩn Hp. Loại vi khuẩn này sống được trong môi trường acid của dạ dày, có khả năng bào mòn niêm mạc, gây viêm, sung huyết và dẫn tới các bệnh lý nghiêm trọng như viêm loét, ung thư dạ dày.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn uống thất thường, bỏ bữa, ăn quá nhanh hoặc quá no khiến dạ dày tiết nhiều acid hơn bình thường. Việc thường xuyên sử dụng đồ ăn cay nóng, chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, rượu bia, cà phê… càng làm tăng nguy cơ viêm hang vị.
- Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học:Thức khuya, ngủ không đủ giấc, làm việc quá sức, stress kéo dài khiến hệ thần kinh và tiêu hóa bị ảnh hưởng, dạ dày hoạt động không ổn định. Lâu dần, điều này gây tổn thương niêm mạc và dẫn đến viêm loét hang vị.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc giảm đau, chống viêm (NSAIDs) có thể bào mòn thành dạ dày nếu sử dụng lâu dài hoặc không đúng liều. Việc tự ý dùng thuốc mà không có chỉ định từ bác sĩ cũng làm tăng nguy cơ viêm hang vị dạ dày
- Tâm lý stress, căng thẳng: Tâm lý không ổn định làm tăng tiết acid dạ dày. Nếu kéo dài sẽ gây tổn thương niêm mạc hang vị, dẫn đến viêm hoặc loét. Những người thường xuyên lo âu, trầm cảm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Mắc bệnh lý nền: Một số bệnh như HIV, AIDS, nhiễm ký sinh trùng… khiến sức đề kháng giảm sút, tạo điều kiện để các tác nhân như vi khuẩn, virus xâm nhập và gây viêm hang vị.
Viêm hang vị dạ dày có nguy hiểm không?
Viêm hang vị dạ dày ngoài việc gây phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống người bệnh, nó còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm:
- Xuất huyết tiêu hóa trên: Đây là biến chứng dễ gặp nhất của viêm hang vị dạ dày, nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng do mất máu dẫn tới trụy tim mạch
- Thủng dạ dày: Biến chứng này thường xảy ra sau chảy máu, chúng thường bắt đầu bằng cơn đau dữ dội. Thủng dạ dày nếu không cấp cứu kịp thời sẽ gây nhiễm trùng màng bụng (phúc mạc) dẫn đến sốc nhiễm khuẩn cực kỳ nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
- Hẹp môn vị: Viêm hang vị để lâu dễ lan đến môn vị, gây hẹp môn vị. Triệu chứng thường gặp của người hẹp môn vị là đau vùng thượng vị, nổi gò vùng thượng vị, buồn nôn, đầy bụng, chán ăn.
- Ung thư dạ dày: Theo thống kê, tỉ lệ ung thư dạ dày khoảng từ 5-10% và thời gian viêm loét trên 10 năm. Viêm hang vị dạ dày gây xuất huyết dạ dày, lượng vi khuẩn Hp không được kiểm soát tăng lên ngày càng nhiều dẫn đến ung thư dạ dày.
☛ Chi tiết: Biến chứng nguy hiểm từ viêm hang vị dạ dày
Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm hang vị dạ dày
Bên cạnh kết quả thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số các xét nghiệm, thủ thuật cần thiết để chẩn đoán nguyên nhân và tình trạng bệnh:
- Nội soi dạ dày: Đây là phương pháp tối ưu nhất để chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa. Để thực hiện nội soi dạ dày, bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi mềm có gắn camera giúp quan sát bên trong dạ dày cho phép phát hiện ra các tổn thương của dạ dày, từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
- Các xét nghiệm tìm H. pylori: Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm để xác định xem bạn có vi khuẩn H. pylori hay không. Tuỳ vào tình trạng và triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh làm các loại xét nghiệm phù hợp như: xét nghiệm máu, xét nghiệm phân hoặc xét nghiệm hơi thở.
- Chụp X- quang: Để chẩn đoán bệnh viêm hang vị dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định chụp X- quang, khi chụp X- quang sẽ dùng thuốc cản quang khi chụp lên phim sẽ thấy được các vị trí viêm loét. Tuy nhiên, chụng X- quang ít được sử dụng bởi nếu tình trạng viêm loét hang vị nặng, có ổ loét thủng, thuốc cản quang có thể gây viêm phúc mạc ổ bụng.
Điều trị viêm đau hang vị dạ dày
Có nhiều phương pháp để điều trị đau viêm hang vị dạ dày, tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị riêng. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, có thể người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt là triệu chứng bệnh được cải thiện. Khi bệnh ở giai đoạn nặng, gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác thì bác sĩ cần có thêm những phương pháp để điều trị những tổn thương ở các cơ quan này.
1. Điều trị bằng thuốc
Trong điều trị đau viêm hang vị, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc nhằm loại trừ nguyên nhân gây bệnh hoặc giảm triệu chứng do viêm hang vị gây ra.
- Nhóm thuốc kháng acid: Một số loại thuốc trong nhóm kháng acid: Actapulgite, Maalox,… có tác dụng trung hòa acid trong dạ dày, giúp giảm nhanh các cơn đau, rát, khó chịu.
- Nhóm kháng thụ thể H2 (Anti H2): Một số loại thuốc thuộc nhóm kháng thụ thể Histamin H2: Ranitidin, Cimetidin… có tác dụng giảm tiết acid dạ dày bằng cách ức chế tác động của Histamin tại thụ thể Histamin H2 của tế bào viền dạ dày.
- Nhóm ức chế bơm Proton (PPI): Một số loại thuốc ức chế bơm Proton (PPI) thường được dùng: Esomeprazole, Omeprazole, Rabeprazole, Pantoprazole… giúp ức chế mọi nguyên nhân gây tăng tiết acid dạ dày bằng cách ức chế bơm Proton H+. Đây là thuốc giúp làm giảm tiết acid mạnh nhất và được dùng phổ biến nhất hiện nay.
- Thuốc tăng cường hệ thống bảo vệ niêm mạc: Sucralfate là thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm hang vị dạ dày. Nó có tác dụng tăng cường bảo vệ niêm mạc, giúp tạo một lớp màng phủ vết loét niêm mạc, ngăn ngừa acid tấn công niêm mạc dạ dày.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thuốc trị viêm hang vị dạ dày
2. Chế độ ăn uống khoa học
Để giảm nhanh triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng viêm hang vị dạ dày xảy ra, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Sau đây là một số lưu ý dành cho người bệnh:
Nên:
- Uống đủ lượng nước trong ngày giúp thanh lọc cơ thể
- Nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, lưu ý bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung chất xơ, vitamin giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.
- Nên ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu như cháo, súp, ngũ cốc…
- Bổ sung những loại thực phẩm tốt cho quá trình hồi phục cơ thể như: cá ngừ, cá hồi, thịt nạc, thịt gà, sữa đậu nành, sữa chua…
- Nên ăn chậm, nhai kỹ, tránh ăn quá no hay để bụng quá đói, có thể chia làm nhiều bữa ăn trong ngày để giảm áp lực lên dạ dày.
Tránh:
- Tránh ăn các loại thực phẩm, trái cây làm tăng acid trong dạ dày như đồ muối lên men, giấm, chanh, me, sấu, xoài, khế…
- Tránh ăn những đồ ăn cay, nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ
- Tránh các loại nước ngọt có ga, cafe.
☛ Chi tiết đọc tại: Viêm hang vị dạ dày nên ăn gì? Kiêng gì?
3. Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Chế độ sinh hoạt lành mạnh, tâm lý thoải mái cũng giúp phòng ngừa viêm hang vị dạ dày, vì vậy người bệnh nên chú ý:
- Nên có chế độ sinh hoạt làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, nên ngủ đủ giấc, đúng giờ
- Tránh làm việc nặng, hoạt động thể thao sau khi ăn no
- Hạn chế ăn đêm, ăn sát giờ đi ngủ để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa
- Tránh căng thẳng, stress kéo dài
- Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào nên tham khảo ý kiến bác sĩ
- Tạo thói quen thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe giúp cơ thể khỏe mạnh, tâm lý thoải mái.
Bình Vị Thái Minh – Hỗ trợ điều trị viêm hang vị dạ dày
Để hỗ trợ điều trị viêm hang vị dạ dày, bạn có thể sử dụng bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe uy tín trên thị trường. Trong đó Bình Vị Thái Minh là sản phẩm được phối hợp từ nhiều loại thảo dược tự nhiên kết hợp với Giganosin và Mucosave FG HIA mang lại hiệu quả tốt cho những người viêm loét, trào ngược dạ dày thực quản, rất nhiều người bệnh tin tưởng, sử dụng và có phản hồi tốt.
Bình Vị Thái Minh có công dụng:
- Hỗ trợ giảm acid dịch vị, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Hỗ trợ cải thiện và giảm thiểu các biểu hiện của viêm loét dạ dày
Viên uống Bình Vị Thái Minh dùng cho các trường hợp:
- Người bị trào ngược dạ dày thực quản
- Người bị viêm loét dạ dày tá tràng
- Người thường xuyên bị ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất
Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Trên đây là thông tin về bệnh viêm hang vị dạ dày, để xác định được mình có mắc phải bệnh viêm hang vị ở dạ dày hay không, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể. Nếu còn thắc mắc gì, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.