Đau dạ dày gây ra cảm giác âm ỉ, khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Bài viết dưới đây tổng hợp các mẹo đơn giản, dễ áp dụng tại nhà giúp giảm nhanh cơn đau và hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.
Mục lục
1. Xoa bụng
Xoa bụng là cách giảm đau dạ dày nhẹ hiệu quả. Các động tác xoa bóp nhẹ nhàng giúp tăng tuần hoàn máu, làm dịu dây thần kinh bị kích thích và hỗ trợ tiêu hóa, đặc biệt hiệu quả trong trường hợp đau do ăn quá no, chướng bụng, đầy hơi.
Cách thực hiện:
- Làm nóng tay bằng cách xoa một ít dầu nóng trong lòng bàn tay
- Đặt tay lên bụng, xoa theo chiều lên–xuống, trái–phải, sau đó xoa ngược lại
- Thực hiện đều tay trong khoảng 10–15 phút
Lưu ý: Chỉ nên xoa bụng sau ăn khoảng 1 tiếng, tránh thực hiện ngay khi vừa ăn no.
2. Uống nước ấm
Khi dạ dày tiết quá nhiều acid, lớp nhầy bảo vệ niêm mạc bị phá vỡ, khiến HCl ăn mòn tế bào biểu mô và gây đau vùng thượng vị kèm buồn nôn. Nếu không kiểm soát kịp thời, có thể dẫn đến viêm loét hoặc xuất huyết.
Uống nước ấm là cách đơn giản giúp giảm nhanh cơn đau bằng cách pha loãng dịch vị, trung hòa acid và làm dịu niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, duy trì thói quen uống nước ấm vào buổi sáng còn giúp hệ tiêu hóa khởi động nhẹ nhàng và hoạt động hiệu quả hơn trong ngày.
Lưu ý: Nên uống từng ngụm nhỏ để nước thấm đều, tránh làm tăng áp lực lên dạ dày.
3. Chườm nước nóng
Chườm nóng là phương pháp đơn giản giúp giãn mạch máu, tăng tuần hoàn tại vùng thượng vị, từ đó giảm co thắt dạ dày và làm dịu nhanh cảm giác đau, đầy hơi, khó tiêu. Đây là cách hỗ trợ hiệu quả khi các cơn đau không thuyên giảm sau khi đã uống nước ấm hay trà gừng.
Cách thực hiện:
- Dùng túi chườm hoặc chai nước nóng (50–65°C), bọc khăn mỏng bên ngoài và lăn nhẹ lên vùng bụng trên
- Sau vài phút, kết hợp xoa bụng theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 10-20 phút
- Trong lúc chườm, hít thở sâu giúp tăng hiệu quả giảm co thắt
Mẹo dân gian thay thế: Có thể rang muối hoặc gạo, bọc vào khăn và chườm tương tự – hiệu quả cũng rất tốt trong việc làm dịu cơn đau và kích thích tiêu hóa.
4. Sử dụng nước muối loãng
Dân gian thường dùng nước muối pha loãng để làm dịu cơn đau dạ dày. Loại nước này có tác dụng làm sạch đường tiêu hóa, giảm co thắt và hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong dạ dày.
Cách pha:
- Hòa 1 thìa cà phê muối tinh với 250ml nước ấm
- Khuấy tan hoàn toàn, uống từng ngụm nhỏ khi có cơn đau
Lưu ý:
- Chỉ nên pha loãng, tránh quá mặn
- Không uống nhiều lần trong ngày để tránh ảnh hưởng đến thận
5. Sử dụng baking soda
Baking soda (muối nở) có khả năng trung hòa acid, giúp giảm dịch vị dư thừa và làm dịu niêm mạc dạ dày. Nhờ đó, nó hỗ trợ giảm đau, ợ hơi, buồn nôn và cảm giác nóng rát vùng thượng vị.
Cách dùng:
- Pha 1 thìa cà phê baking soda với 300ml nước ấm
- Khuấy đều và uống khi bắt đầu có cơn đau hoặc sau ăn khoảng 2 tiếng
- Người bị trào ngược dạ dày có thể dùng trước khi ngủ 1 giờ để hạn chế ợ nóng
Lưu ý: Không nên lạm dụng thường xuyên vì có thể ảnh hưởng đến cân bằng điện giải và gây tác dụng phụ nếu dùng dài ngày.
6. Uống sữa ấm
Sữa có hàm lượng protein và canxi dồi dào và nó có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày. Cũng chính vì vậy mà nhiều người cho rằng uống nhiều sữa sẽ giúp niêm mạc dạ dày được bảo vệ, giảm thiểu các cơn đau thắt vùng bụng
Tuy nhiên không nên lạm dụng sữa, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nếu dùng quá nhiều, sữa kích thích tiết acid làm tăng nặng tình trạng đau dạ dày. Chính vì vậy, bạn chỉ nên dùng sữa khi cảm thấy quá đau và không nên sử dụng nhiều.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Người bị đau dạ dày có nên uống sữa không?
7. Dùng trà cam thảo
Cam thảo là vị thuốc quen thuộc trong Đông y, có tác dụng dưỡng khí, giải độc và đặc biệt tốt cho đường tiêu hóa. Theo y học hiện đại, các hoạt chất chống oxy hóa trong cam thảo như glabrae và glabridin giúp trung hòa acid dạ dày, làm lành vết loét và ức chế vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng.
Cách pha trà cam thảo:
- Dùng 1–2g rễ cam thảo, rửa sạch
- Hãm với 300ml nước sôi, đậy nắp trong 10–15 phút
- Uống khi trà còn ấm, từng ngụm nhỏ để đạt hiệu quả tốt hơn
Lưu ý: Không nên lạm dụng cam thảo với liều cao hoặc dùng liên tục nhiều ngày nếu không có chỉ định của chuyên gia y học cổ truyền.
8. Dùng nha đam
Nha đam chứa nhiều nước, vitamin và chất xơ, có tính mát nên thường được dân gian dùng để giải nhiệt, làm dịu dạ dày – đặc biệt hiệu quả với người bị đau do ăn cay nóng, uống rượu bia.
Các hoạt chất trong nha đam như glucomannans và anthraquinone giúp giảm tiết acid, cân bằng pH dạ dày và cải thiện tình trạng trào ngược, nóng rát vùng thượng vị.
Cách dùng:
- Dùng 2–3 nhánh nha đam tươi, rửa sạch, gọt vỏ
- Lấy phần thịt trắng bên trong xay nhuyễn, có thể thêm ít đường
- Uống trước bữa ăn 20 phút hoặc khi đói để làm dịu niêm mạc dạ dày
Lưu ý: Không nên uống quá nhiều vì nha đam có tính mát, dễ gây tiêu chảy ở người có cơ địa nhạy cảm.
9. Trà mật ong
Trong mật ong có chất hydrogen peroxide tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, nấm và virus. Các thành phần các chất chống oxy hóa trong mật ong có thể giảm gốc tự do sản sinh trong quá trình viêm, qua đó giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi ổ viêm loét ở niêm mạc dạ dày. Nha đam có kết cấu dạng đặc, sánh mịn và khả năng dính cao, mật ong có thể tạo thành một lớp màng bao phủ niêm mạc thực quản giúp giảm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày một cách rõ rệt.
Hướng dẫn cách dùng:
- Mật ong nguyên chất: 4-5 thìa cà phê
- Cho vào cốc và chế thêm 250ml nước ấm
- Khuấy đều và uống từng ngụm để mật ong thẩm thấu tốt vào niêm mạc
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 5 cách chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong
10. Trà gừng mật ong
Gừng có tính ấm, giúp làm ấm dạ dày, giảm buồn nôn và cải thiện tình trạng đau do lạnh bụng, ăn đồ tanh, hoặc rối loạn tiêu hóa. Các hoạt chất như Zingerone, Gingerol và Shogaol trong gừng có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và điều hòa nhu động ruột.
Cách pha trà gừng:
- Dùng 1 củ gừng tươi, rửa sạch, thái lát mỏng hoặc đập dập
- Hãm với 200ml nước sôi, đậy nắp khoảng 10–15 phút
- Thêm 1 thìa mật ong, khuấy đều rồi uống khi còn ấm
Mẹo nhanh: Nếu không có thời gian pha trà, có thể ngậm vài lát gừng tươi để giảm nhanh cảm giác đau và buồn nôn.
11. Nghệ và mật ong
Curcumin trong nghệ có tác dụng chống viêm, làm lành vết loét và trung hòa acid dạ dày. Mật ong giúp tăng sức đề kháng và bảo vệ niêm mạc. Đây là bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng để hỗ trợ điều trị đau dạ dày mãn tính.
Cách 1 – Pha uống:
- Trộn 2 thìa cà phê bột nghệ + 1 thìa mật ong
- Pha với 200ml nước ấm, uống mỗi ngày hoặc khi xuất hiện cơn đau
Cách 2 – Vo viên:
- Trộn nghệ và mật ong thành hỗn hợp dẻo, vo viên nhỏ
- Hong khô và bảo quản trong hộp kín (để tủ mát)
- Uống 5 viên/lần, ngày 3 lần, dùng sau bữa ăn để đạt hiệu quả lâu dài
12. Trà hoa cúc
Hoa cúc chứa hoạt chất bisabolol có tác dụng kháng viêm, chống co thắt và làm dịu niêm mạc dạ dày. Trà hoa cúc không chỉ giúp thư giãn mà còn hỗ trợ giảm đau hiệu quả, đặc biệt trong trường hợp đau do căng thẳng, stress hoặc viêm dạ dày nhẹ.
Cách dùng:
Cách 1 – Kết hợp mật ong:
- Dùng 10g hoa cúc khô, tráng sơ qua bằng nước sôi
- Hãm với nước sôi trong 10–15 phút, chắt lấy nước
- Thêm 30ml mật ong, uống khi trà còn ấm, từng ngụm nhỏ
Cách 2 – Kết hợp gừng:
- Dùng 5g gừng tươi + 5g hoa cúc
- Hãm chung với nước sôi, đậy nắp 10–15 phút rồi thưởng thức
- Có thể uống 1–2 lần/ngày để giảm đau và thư giãn
Lưu ý: Gừng trong trà giúp trung hòa acid, giảm buồn nôn, kết hợp cùng hoa cúc tạo hiệu quả giảm đau nhanh và an toàn.
13. Sử dụng lá bạc hà
Lá bạc hà chứa nhiều chất chống oxy hóa và khoáng chất có lợi, giúp làm sạch hệ tiêu hóa, đào thải độc tố và giảm đau bụng, khó tiêu hiệu quả. Đây là mẹo đơn giản được nhiều người sử dụng trong trường hợp đau dạ dày nhẹ, đầy hơi hoặc buồn nôn.
Cách dùng:
Cách 1 – Uống nước ép bạc hà:
- Dùng một nắm lá bạc hà tươi, rửa sạch
- Xay nhuyễn hoặc giã nát, vắt lấy nước cốt
- Pha loãng với nước và uống khi đau
Cách 2 – Nhai trực tiếp:
- Nhai 1–2 lá bạc hà tươi, 2–3 lần/ngày
- Giúp giảm nhanh cảm giác đau tức và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn
Lưu ý: Không nên lạm dụng quá nhiều trong ngày vì bạc hà có tính mát, dễ gây lạnh bụng ở người có cơ địa yếu.
14. Thức ăn thô
Theo các chuyên gia, khi ăn nhiều thực phẩm thô thay thế cho thực phẩm đã tinh lọc là giải pháp quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của những người đau dạ dày. Thực phẩm thô có chứa nhiều các chất xơ, sinh tố và các chất khoáng, những sinh tố nhóm B rất cần thiết cho nhu cầu chuyển hóa và tiêu hóa thức ăn.
Trong thức ăn thô có lượng lớn chất bicacbonat, có khả năng trung hòa acid dịch vị dạ dày. Chính vì thế, bánh mì và các loại bánh quy có thể là giải pháp tạm thời nhằm làm giảm đau dạ dày hiệu quả. Lượng acid trong dạ dày được trung hòa bớt, niêm mạc sẽ bớt bị tổn thương và cảm giác đau sẽ giảm đi đáng kể. Không chỉ vậy, các loại hạt thô có chứa rất nhiều chất có khả năng chống oxy hóa quan trọng giúp bảo vệ lớp màng tế bào của thành trong của dạ dày.
15. Lựa chọn thực đơn phù hợp
Việc lựa chọn thực đơn ăn uống phù hợp cho người đau dạ dày là rất quan trọng, bởi nó tăng khả năng bảo vệ và bao bọc dạ dày, giúp dạ dày dễ tiêu
- Người đau dạ dày nên ăn các mềm dễ tiêu như: Món cháo, vừa nhiều dinh dưỡng vừa làm dễ tiêu như cháo sen, cháo gạo lứt…
- Các loại nước ép như nước ép khoai tây, nước ép bắp cải có khả năng giảm viêm, bao bọc vết loét, từ đó giảm cơn đau dạ dày hiệu quả.
- Sử dụng các loại soup đã được nấu chín, nhừ sẽ không gây ra áp lực với hệ tiêu hóa đồng thời giảm thiểu chất béo sẽ hấp thụ vào cơ thể.
➤ Xem thêm: Các món cháo dành cho người đau dạ dày
Ngoài 15 cách trên, bạn có thể tham khảo về một sản phẩm với công dụng rất tốt trong việc hỗ trợ cải thiện tình trạng trào ngược, loét dạ dày thực quản. Đó chính là Bình Vị Thái Minh
Bình vị Thái Minh là sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Công nghệ cao Thái Minh HiTech – Nhà máy đạt chuẩn GMP. Bình vị Thái Minh được chiết xuất từ những thảo dược nổi tiếng rất tốt cho dạ dày như:
- GIGANOSIN (Chiết xuất từ Dạ cẩm và Lá khôi)
- Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu)
- Cao núc nác
- Cao thương truật
Sản phẩm được nhiều bệnh nhân trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, đau dạ dày tin dùng với công dụng:
- Hỗ trợ giảm acid dịch vị, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Hỗ trợ cải thiện và giảm thiểu các biểu hiện của viêm loét dạ dày
BÌNH VỊ THÁI MINH đã được Bộ Y Tế cấp phép và hiện đang được bán trên các hiệu thuốc trên toàn quốc.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất