“Giải đáp” thắc mắc: Trào ngược dạ dày uống thuốc gì cho khỏi?

Thẩm định bởi:

Chuyên gia Đại tá, TS.BS Dương Xuân Nhương

Chuyên khoa: Nội Tiêu hóa - Bệnh viện Quân y 103

Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh phổ biến, gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống hàng ngày với những triệu chứng khó chịu. Việc tìm kiếm một giải pháp hiệu quả để chấm dứt tình trạng này là điều mà nhiều người bệnh quan tâm. Vậy trào ngược dạ dày uống thuốc gì cho khỏi? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết này.

trào ngược dạ dày uống thuốc gì cho khỏiTrào ngược dạ dày nên uống thuốc gì là tốt nhất?

Bệnh trào ngược dạ dày là gì?

Để biết trào ngược dạ dày uống gì cho hết, đầu tiên cần tìm hiểu rõ về nguyên nhân và cơ chế của bệnh.

Trào ngược dạ dày (Gastroesophageal Reflux - GERD) là tình trạng axit dạ dày tiết ra quá mức bình thường, trào ngược lên thực quản và gây ra những tổn thương ở ống thực quản. Theo thống kê ở Việt Nam, cứ 10 người mắc trào ngược dạ dày thực quản thì đến 6 người gặp phải những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe như viêm thanh quản, loét thực quản, ung thư thực quản dạ dày…

trào ngược dạ dày uống gì cho hếtTrào ngược dạ dày là bệnh gì?

Khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác nóng bỏng sau xương ức giữa ngực, hiện tượng này thường xảy ra ngay sau bữa ăn, lúc cúi người hoặc khi nằm ngửa.

Những cơn ợ nóng, ợ chua thường xuyên xuất hiện khiến người bệnh luôn cảm thấy đau nóng rát ở bụng trên. Khi nuốt cảm giác bị nghẹn như có dị vật hoặc thấy vướng sau yết hầu hoặc sau xương ức.

Vậy trào ngược dạ dày uống thuốc gì cho khỏi?

Rất nhiều người có chung thắc mắc: liệu trào ngược dạ dày uống thuốc gì tốt nhất hay trào ngược dạ dày uống gì cho khỏi? Hiện nay, với sự phát triển của nền y học, rất nhiều nghiên cứu đã được ra đời nhằm giải quyết các tình trạng bệnh lý dạ dày. Trong đó, thuốc tây y được xem là cách điều trị phổ biến. Dưới đây là một số tên thuốc không thể không kể đến như:

Thuốc kháng axit và trung hòa axit

Nhóm thuốc này hoạt động nhanh chóng bằng cách trung hòa axit dư thừa trong dạ dày. Khi axit được kiềm hóa, các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, ợ chua sẽ nhanh chóng giảm đi. Các loại thuốc kháng axit thường dùng bao gồm:

Aluminium hydroxide

Aluminium hydroxide (nhôm hydroxide) là một loại thuốc kháng acid phổ biến, được sử dụng để giảm các triệu chứng khó chịu do tăng acid dạ dày như ợ nóng, ợ chua và đầy bụng. Thuốc hoạt động bằng cách trung hòa axit trong dạ dày, giúp làm dịu niêm mạc dạ dày bị kích ứng.

trào ngược dạ dày uống thuốc gì tốt nhấtAluminium hydroxide - một loại thuốc kháng acid làm giảm các triệu chứng khó chịu của dạ dày

Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên uống nhôm hydroxide sau bữa ăn khoảng 1-2 giờ hoặc trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, không nên uống thuốc khi đói vì có thể gây kích ứng dạ dày.

Sodium carbonate

Còn được gọi với tên khác natri carbonate. Loại thuốc này được dùng làm giảm tính axit trong dịch vị dạ dày, từ đó các triệu chứng như ợ nóng, khó tiêu được thuyên giảm.

Calcium carbonate

Calcium carbonate có cơ thể hoạt động tương tự như các loại thuốc kháng axit khác. Song, chúng cũng có thể được sử dụng cho những đối tượng có nồng độ canxi trong máu thấp.

Magnesium hydroxide

Magnesium hydroxide khi vào dạ dày sẽ giải phóng các anion giúp trung hòa axit. Loại thuốc này hoạt động như chất đệm axit giúp giảm tình trạng trào ngược dạ dày. Đồng thời làm tăng nhu động ruột nên thường được dùng kết hợp để cải thiện tình trạng táo bón.

Đặc biệt, vì thuốc có tác dụng nhuận tràng nên việc sử dụng riêng biệt magnesium hydroxide có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy.

Thuốc làm giảm sản xuất axit

Trào ngược dạ dày uống gì cho đỡ? Thuốc làm giảm sản xuất axit (thuốc chẹn thụ thể H2) là nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi để giảm sản sinh ra axit dạ dày. Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này là tác động chọn lọc lên các thụ thể H2 ở thành dạ dày, từ đó ức chế quá trình sản xuất axit. Một số loại thuốc chẹn thụ thể H2 phổ biến hiện nay bao gồm:

Nizatidine

Nizatidine có cấu trúc hóa học tương tự histamine, một chất kích thích sản xuất axit dạ dày. Tuy nhiên, thay vì kích thích, Nizatidine lại cạnh tranh với histamin để gắn vào các thụ thể H2 trên thành dạ dày. Nhờ đó, thuốc ức chế quá trình sản xuất axit, làm giảm lượng axit trong dạ dày và giảm các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày.

Lưu ý: Nizatidine chủ yếu được thải trừ qua thận. Do đó, ở những bệnh nhân suy thận nặng, khả năng loại bỏ thuốc sẽ giảm đi. Vì vậy, nếu bạn đang gặp các vấn đề về thận, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều chỉnh liều dùng phù hợp, tránh những tác dụng không mong muốn.

Famotidine

Là một trong những loại thuốc chẹn H2 được sử dụng phổ biến hiện nay. Giống như các loại thuốc chẹn H2 khác, Famotidine có thể gây tổn thương cho gan và thận. Vì vậy, trước khi sử dụng bạn cần trao đổi với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng phù hợp.

Cimetidine

Cimetidine làm giảm sản sinh ra axit dạ dày bằng cách kích thích các dây thần kinh X, gastrin và histamine. Nhóm thuốc này không có tác dụng giảm đau nhanh như các loại thuốc kháng axit khác. Song khả năng giảm đau lại có thể kéo dài lâu hơn.

Khi sử dụng thuốc này, bạn có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn như hạ huyết áp, chóng mặt, nhức đầu, tiêu chảy, mệt mỏi… Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ có xu hướng thuyên giảm sau khi bạn ngưng dùng.

Ranitidine

Ranitidine hoạt động bằng cách ức chế thụ thể H2, từ đó làm giảm đáng kể lượng acid dạ dày được tiết ra. Thuốc cũng ức chế tác dụng của các chất kích thích tiết acid khác như pentagastrin và các chất trung gian khác. Do thuốc chuyển hóa chủ yếu qua gan và thải trừ qua thận nên nếu bệnh nhân gặp phải vấn đề về suy gan hoặc suy thận cần thận trọng khi sử dụng và cân nhắc kỹ lưỡng lợi ích và nguy cơ trước khi quyết định dùng thuốc.

trào ngược dạ dày uống gì cho khỏiRanitidine làm giảm lượng acid dạ dày tiết ra

Thuốc ức chế bơm proton

Trào ngược dạ dày uống thuốc gì khỏi? Thuốc ức chế bơm proton (PPI) có tác dụng làm giảm đáng kể lượng axit dịch vị được tiết ra. Nhóm thuốc này thường được chỉ định khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả mong muốn trong việc kiểm soát các triệu chứng trào ngược dạ dày. Một số loại thuốc ức chế bơm proton phổ biến hiện nay bao gồm:

Omeprazole

Omeprazole tham gia vào giai đoạn cuối trong quá trình tiết axit dạ dày. Thuốc giúp làm giảm sản xuất axit dạ dày trong khoảng thời gian dài nhưng có thể hồi phục.

Khi dịch vị dạ dày giảm thì các vi khuẩn có thể dễ dàng phát triển và gây ra những vấn đề tiêu cực. Chính vì thế, trong quá trình sử dụng, bạn không nên lạm dụng loại thuốc này.

Dexlansoprazole

Dexlansoprazole không những được biết đến với tác dụng làm giảm dịch vị mà nó còn có khả năng chữa lành các niêm mạc ở dạ dày và các vùng bị viêm, loét ở thực quản.

Esomeprazole

Esomeprazole là đồng phân của Omeprazole. Thuốc ức chế đặc hiệu quá trình bơm axit của tế bào thành dạ dày. Khi sử dụng thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự cho phép của các bác sĩ chuyên gia.

Rabeprazole

Rabeprazole được đánh giá cao hơn các loại thuốc ức chế bơm proton khác về cơ chế hoạt động chống bài tiết axit. Ngoài tác dụng làm giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày, loại thuốc này còn có khả năng chống loét và phục hồi niêm mạc đã bị tổn thương.

Tuy nhiên, thuốc vẫn có những tác dụng phụ không mong muốn bao gồm nhức đầu, tiêu chảy, chóng mặt, buồn nôn, táo bón, lo lắng, trầm cảm… Đặc biệt, theo Cơ quan Quản lý Thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA), họ đã phát hiện thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Clostridium difficile.

Thuốc tăng cường cơ thắt thực quản dưới

Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách kích thích cơ thắt thực quản dưới nhằm giữ axit ổn định trong dạ dày và hạn chế tình trạng trào ngược xảy ra.

Baclofen là loại thuốc được chỉ định trong điều trị trào ngược dạ dày giúp tăng cường cơ thắt thực quản dưới. Loại thuốc này có tác dụng phong bế các dây thần kinh ở não, nhờ đó kiểm soát hoạt động của cơ trong cơ thể.

Thuốc kháng sinh

Trong trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản do nhiễm vi khuẩn H.pylori, bác sĩ sẽ đề nghị bạn dùng kết hợp với các loại thuốc kháng sinh.

trào ngược dạ dày uống gì cho đỡThuốc kháng sinh được dùng trong trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản do nhiễm vi khuẩn H.pylori

 Một số thuốc kháng sinh được sử dụng trong điều trị như:

  • Metronidazole
  • Tetracycline
  • Amoxicillin
  • Clarithromycin

Khi sử dụng thuốc, bạn cần tuân thủ theo đúng liều lượng và cách dùng đã được chỉ định. Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh, điều này có thể làm phát sinh ra tình trạng kháng kháng sinh.

Như vậy, các thông tin trong bài viết đã phần nào giúp bạn có câu trả lời cho thắc mắc: trào ngược dạ dày uống thuốc gì cho khỏi? Tuy thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm và kiểm soát các triệu chứng khó chịu của bệnh. Song, bên cạnh việc dùng thuốc, việc điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, thay đổi lối sống và luyện tập thể dục đều đặn cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát.

>> Xem thêm:

Cập nhật lúc: 14/09/2024

Bài viết mới nhất

Nhân dịp sinh nhật Dược phẩm Thái Minh, Bình Vị Thái Minh - Sản phẩm dạ dày được Tin dùng

Nhân dịp sinh nhật Dược phẩm Thái Minh, Bình Vị

Kính gửi Quý khách hàng, Dược phẩm Thái Minh xin chân thành cảm ơn Quý khách đã tin tưởng và lựa

Kính gửi Quý khách hàng, Dược phẩm Thái Minh xin chân

Theo thống kê, tại Việt nam có đến hơn 7 triệu người đang mắc trào ngược dạ dày. Việc chọn

Theo thống kê, tại Việt nam có đến hơn 7

Mọi người vẫn thường trêu nhau, ăn hạt mít đánh dắm thối. Tuy nhiên rất nhiều người lại thích ăn

Mọi người vẫn thường trêu nhau, ăn hạt mít đánh

Sau mổ ruột thừa, hầu hết các bệnh nhân đều chưa thể xì hơi được. Tuy nhiên việc xì hơi

Sau mổ ruột thừa, hầu hết các bệnh nhân đều

Bài viết liên quan

Loading...