Viêm loét dạ dày là căn bệnh tiêu hóa phổ biến, gây ra nhiều đau đớn và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Bên cạnh những băn khoăn về cách điều trị và phòng ngừa, nhiều người còn lo lắng không biết viêm loét dạ dày có khả năng lây truyền cho người khác hay không.
Mục lục
Nguyên nhân của bệnh viêm loét dạ dày
Bệnh viêm loét dạ dày là bệnh về đường tiêu hóa. Bệnh được hình thành khi những vết loét xuất hiện ở niêm mạc – lớp màng lót trong cùng của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn, các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột non sẽ bị lộ ra. Khi đó gây ra những cảm giác khó chịu khi người bệnh tiếp xúc thức ăn với dịch dạ dày.
Nguyên nhân của viêm loét dạ dày do nhiều nguyên do kết hợp, dưới đây là một số nguyên nhân không thể thiếu:
Vi khuẩn Hp
Vi khuẩn HP ((Helicobacter pylori) là vi khuẩn sống ở lớp nhầy niêm mạc dạ dày, đây là loại vi khuẩn duy nhất sống được trong môi trường của acid dạ dày, nhờ sở hữu men Urease có tác dụng chuyển hóa Ure trong dạ dày thành khí Amoniac và Carbonic làm trung hòa môi trường acid dạ dày.
Vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày qua 2 cách sau đây:
- Vi khuẩn HP sản sinh ra một loại men làm loại bỏ lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm tiền đề cho acid dạ dày xâm nhập vào lớp niêm mạc gây tổn thương.
- Vi khuẩn HP sản sinh ra một loại độc tố có khả năng làm thoái hóa, hoại tử tế bào dạ dày, từ đó acid dịch vị thẩm thấu mạnh mẽ gây viêm loét, trợt dạ dày.
Theo thống kê của Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam, trung bình 70% ca được chẩn đoán viêm loét dạ dày là do nhiễm khuẩn HP. Vì vậy, có thể thấy nhiễm vi khuẩn HP là tác nhân chính dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày. Là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm dạ dày mạn tính tiến triển thành loét hoặc ung thư dạ dày.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt và ăn uống có ảnh hưởng rất lớn tới bệnh viêm loét dạ dày. Những thói quen ăn uống không khoa học: Ăn không đúng bữa, không điều độ, ăn quá no hay quá đói hoặc ăn quá nhiều gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ, bia rượu đều dẫn tới hoạt động co bóp của dạ dày bị ảnh hưởng, dịch vị dạ dày tăng tiết và lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn tới viêm loét dạ dày.
Sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau
Sử dụng quá nhiều các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen trong thời gian dài đều có tác dụng ức chế các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày gây tình trạng đau dạ dày, viêm loét dạ dày
Stress
Tâm lý căng thẳng, lo âu, buồn phiền kéo dài cũng khiến khiến mất cân bằng chức năng cho dạ dày làm dịch vị dạ dày tăng tiết, lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày bị tổn thương gây viêm loét dạ dày.
>> Xem đầy đủ chi tiết tại bài: Điểm mặt những thủ phạm gây bệnh viêm loét dạ dày
Bệnh viêm loét dạ dày có lây không?
Bệnh viêm loét dạ dày không trực tiếp lây từ người sang người, nhưng nguyên nhân phổ biến gây bệnh là vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) lại có khả năng lây qua đường miệng – miệng hoặc phân – miệng. Việc dùng chung dụng cụ ăn uống, vệ sinh kém hay tiếp xúc với nước bọt có thể làm lây nhiễm H. pylori, từ đó dẫn đến viêm loét dạ dày. Vì vậy, tuy bản thân bệnh không lây, nhưng vi khuẩn gây bệnh thì có thể lây nhiễm nếu không đảm bảo vệ sinh.
Viêm loét dạ dày có thể lây lan vi khuẩn Hp qua đường nào?
Theo các chuyên gia, bác sĩ bệnh viêm loét dạ dày bắt nguồn từ vi khuẩn Hp có thể lây từ người bệnh sang người khác thông qua các con đường như:
- Đường miệng – miệng: Đây là cách lây truyền dễ dàng bởi vi khuẩn Hp có thể lây lan khi 2 người tiếp xúc với nhau, trong nước bọt chứa vi khuẩn Hp có thể lây sang người khỏe mạnh thông qua dùng chung đồ ăn, hôn, hoặc tiếp xúc gần.
- Đường phân – miệng: Vi khuẩn Hp có thể bị đào thải qua phân và dễ dàng lây lan ra cộng đồng thông qua thực phẩm (nhất là rau sống, rau bón phân tươi) nếu không được vệ sinh, nấu chín kỹ.
- Một số đường khác như: Dụng cụ khám nha khoa, dụng cụ khám soi tai mũi họng, dụng cụ nội soi dạ dày… Việc tiệt trùng những dụng cụ y tế này không đảm bảo, không được tiệt trùng y tế thì vi khuẩn Hp rất dễ lây nhiễm.
Phòng ngừa viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP như thế nào?
Như trên đã chỉ ra những con đường lây lan của vi khuẩn Hp như: thói quen ăn uống, sinh hoạt chung…. đều là những điều kiện để vi khuẩn Hp lây lan từ người bệnh sang người khỏe, những người sinh hoạt chung đều có thể dễ lây lan vi khuẩn sang nhau. Để giảm thiểu vấn đề này, mọi người có thể thực hiện các biện pháp phòng tránh dưới đây:
- Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người bị viêm loét dạ dày cho đến khi được điều trị dứt điểm ( như bát đũa, thìa, dĩa, cốc chén).
- Tuyệt đối không bón mớm cơm cho con trẻ nếu bản thân đang bị đau dạ dày để tránh lây nhiễm.
- Giữ gìn vệ sinh chung, biết cách xử lý chất thải vệ sinh và an toàn sạch sẽ
- Hạn chế ăn các loại rau sống không rõ nguồn gốc và an toàn
- Mọi người nên có ý thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh tay thật sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn uống
- Không ăn các loại đồ ăn chưa nấu kĩ như: Gỏi, thức ăn tái….
Nếu bạn cần giải đáp bất kỳ thắc mặc nào liên quan tới bệnh lý viêm loét dạ dày xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 1800.6397 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc nhé.