Viêm loét dạ dày – một căn bệnh gây ra nhiều khó chịu, phiền toái cho người mắc. Việc bảo đảm cơ thể hấp thu đầy đủ các nhóm chất từ nguồn dinh dưỡng tự nhiên như trái cây là phương pháp đơn giản giúp hạn chế các cơn đau dạ dày. Vậy viêm loét dạ dày nên ăn hoa quả gì? Loại quả nào không nên ăn?
Mục lục
Cách chọn hoa quả cho người viêm loét dạ dày
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh viêm loét dạ dày. Việc lựa chọn hoa quả phù hợp sẽ giúp cải thiện tiêu hóa và giảm bớt các triệu chứng khó chịu.
- Lựa chọn trái cây giàu vitamin và khoáng chất: Người viêm loét dạ dày nên ưu tiên những trái cây chứa nhiều vitamin A, B, C, K, vì chúng có tác dụng chống viêm, làm se và chống oxy hóa, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và cải thiện sức khỏe niêm mạc dạ dày.
- Trái cây giàu chất xơ: Chất xơ có trong nhiều loại trái cây có thể giúp cải thiện tiêu hóa và điều hòa nhu động ruột, từ đó giảm áp lực lên dạ dày và giảm cảm giác đau, khó chịu.
- Tránh các loại quả chua: Các loại trái cây có độ chua cao, như cam, quýt, chanh, có thể kích thích sản sinh axit trong dạ dày, làm tình trạng viêm loét thêm trầm trọng. Vì vậy, những người bị viêm loét dạ dày nên hạn chế tiêu thụ các loại quả này.
- Trái cây an toàn và dễ tiêu hóa: Các loại quả như chuối, táo, lê, dưa hấu và bơ đều là lựa chọn tốt cho người bị viêm loét dạ dày. Chúng dễ tiêu hóa và ít gây kích ứng niêm mạc dạ dày, đồng thời cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết.
Bằng cách bổ sung những loại hoa quả phù hợp vào chế độ ăn uống, người bệnh viêm loét dạ dày có thể cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm bớt cơn đau dạ dày hiệu quả.
Viêm loét dạ dày nên ăn hoa quả gì?
Có khá nhiều loại hoa quả tốt cho người bị viêm loét dạ dày, dưới đây là một số loại quả phồ biến.
Quả chuối
Nhiều người cho rằng người bị viêm loét dạ dày không nên ăn chuối, nhưng đây là quan điểm sai lầm. Thực tế, chuối rất tốt cho hệ tiêu hóa và có thể hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm loét dạ dày.
Lợi ích của chuối đối với dạ dày:
- Pectin: Thành phần này giúp kích thích hệ tiêu hóa, giảm đau và đầy bụng, hỗ trợ làm dịu các triệu chứng khó tiêu.
- Kali: Kali giúp sản sinh chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ giảm viêm loét.
- Delphinidin: Có khả năng ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể, từ đó nâng cao hiệu quả phòng ngừa ung thư.
- Các vitamin và khoáng chất: Chuối cung cấp vitamin B, E, C, tinh bột, calo, chất béo và chất đạm, giúp cơ thể phát triển toàn diện.
Lưu ý khi sử dụng chuối cho người viêm loét dạ dày:
- Chỉ ăn chuối chín: Chuối xanh có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
- Tránh ăn chuối tiêu: Loại chuối này chứa nhiều pectin có thể làm tăng axit dạ dày, khiến tình trạng viêm loét nặng hơn.
- Không ăn chuối lúc đói: Ăn chuối khi đói có thể làm tăng lượng magie trong cơ thể, gây mất cân bằng và ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
- Thời điểm ăn chuối tốt nhất: Nên ăn chuối sau bữa ăn từ 20 đến 30 phút để có hiệu quả tốt nhất.
- Hạn chế số lượng: Chỉ nên ăn tối đa 2 quả chuối mỗi ngày.
Các loại chuối tốt cho người viêm loét dạ dày bao gồm chuối ngự, chuối sứ và chuối cau.
Quả ổi
Ổi là trái cây bổ dưỡng, giúp hỗ trợ tiêu hóa nhờ vào các thành phần như chất xơ, vitamin A, C, và các khoáng chất như kẽm, kali, mangan.
- Ổi xanh: Chứa nhiều chất xơ, giúp làm đặc vị trấp, hỗ trợ tiêu hóa, đặc biệt khi có dấu hiệu tiêu chảy. Ổi xanh có tính kiềm cao, giúp làm sạch dạ dày và đường ruột, tăng cường khả năng kháng khuẩn, ngăn ngừa kiết lỵ.
- Ổi chín: Giúp cải thiện tình trạng táo bón, khó tiêu và xuất huyết dạ dày. Các thành phần trong ổi chín còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ làm lành các ổ viêm loét trong dạ dày và ruột.
Lưu ý khi sử dụng ổi:
- Rửa sạch ổi và ngâm trong nước muối để loại bỏ thuốc trừ sâu.
- Tránh ăn ổi xanh quá non, vì có thể kích thích dạ dày và gây táo bón.
- Loại bỏ hạt ổi để tránh đầy bụng, khó tiêu.
Ổi là một lựa chọn tốt cho hệ tiêu hóa khi sử dụng đúng cách.
Quả táo
Táo là lựa chọn phù hợp cho người bị viêm loét dạ dày nhờ vào các thành phần dinh dưỡng như chất xơ, vitamin và hoạt chất chống oxy hóa. Đặc biệt, táo chứa pectin giúp bôi trơn niêm mạc dạ dày, giảm đầy hơi, khó tiêu và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.
Lưu ý khi sử dụng táo:
- Pectin trong táo giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và bài tiết.
- Tuy nhiên, táo khá cứng, người bệnh cần nhai kỹ để tránh kích thích dạ dày co bóp mạnh, gây ma sát và có thể làm tổn thương niêm mạc.
Người bệnh có thể sử dụng táo bằng cách ép nước, làm sinh tố, kết hợp với các loại trái cây khác, hoặc ăn với sữa chua và bánh táo. Lưu ý: Hãy ăn táo sau bữa ăn để tránh phản tác dụng và giảm nguy cơ kích thích dạ dày.
Quả nho
Nho là một loại trái cây có vị ngọt dịu, dễ tiêu hóa và rất phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày. Nho chứa nhiều khoáng chất (kali, sắt, mangan, canxi) và các vitamin (B1, B6, C, K), rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là đối với dạ dày.
Các thành phần có lợi trong nho:
- Quercetin flavonoid: Chất chống viêm tự nhiên giúp làm dịu viêm nhiễm dạ dày.
- Polyphenol: Bảo vệ tế bào khỏi oxy hóa và hỗ trợ chống ung thư.
- Resveratrol: Có trong vỏ nho, giúp ngăn chặn sự phát triển của các khối u dạ dày.
- Kali: Giúp giảm căng thẳng, hỗ trợ làm dịu cơn đau dạ dày.
Với 75-85% là nước, nho giúp giảm áp lực cho dạ dày, không kích thích mạnh niêm mạc, giúp giảm tổn thương và hoạt động nhu động. Đây là một lựa chọn tuyệt vời cho người bị viêm loét dạ dày.
Đu đủ
Đu đủ là một trái cây có lợi cho người bị viêm loét dạ dày. Các nghiên cứu đã chứng minh đu đủ giúp:
- Kích thích dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn.
- Giảm chứng đầy bụng, khó tiêu.
- Ngăn ngừa táo bón.
Đu đủ chứa hai enzym quan trọng là papain và chymotrypsin, giúp thủy phân protein trong quá trình tiêu hóa, làm dịu cơn đau dạ dày. Vì vậy, đu đủ rất phù hợp khi ăn như món tráng miệng sau mỗi bữa ăn.
Lưu ý: Không ăn đu đủ xanh vì nó có thể gây kích thích và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh dạ dày.
Trái lê
Trái lê chứa nhiều vitamin như B2, B3, B6, C, K và khoáng chất như kali, magie, đồng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và duy trì sức khỏe tốt. Lê còn giúp giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa béo phì và giảm áp lực lên ổ bụng, từ đó làm giảm nguy cơ trào ngược dạ dày. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lê có khả năng thấm hút dịch vị dạ dày và hỗ trợ làm lành các vết loét dạ dày.
Lưu ý khi ăn lê:
- Không ăn lê khi bụng đói để tránh kích thích tăng acid trong dạ dày.
- Nên bỏ vỏ lê trước khi ăn, vì vỏ lê chứa nhiều đường, có thể gây béo phì và tăng áp lực lên dạ dày.
Trái bơ
Bơ là một loại trái cây phù hợp với người bị viêm loét dạ dày. Trong thành phần của quả bơ có nhiều axit amin, vitamin, khoáng chất và các chất xơ.
Vì vậy, trái bơ giúp bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người, hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn. Đồng thời, nó làm dịu niêm mạc và chữa lành vết loét trong dạ dày.
Quả bơ có vị béo ngậy, dễ ăn nên thường được sử dụng làm sinh tố hoặc ăn trực tiếp, làm salad rau củ…
Việt quất
Việt quất là loại quả chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và vitamin có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế hoạt động của các gốc tự do, ngăn ngừa nhiễm trùng vi khuẩn trong dạ dày (đặc biệt là vi khuẩn HP).
Ngoài ra, việt quất còn chứa hoạt chất flavonoid proanthocyanidins có tác dụng kháng khuẩn, có tác dụng ngăn ngừa sự kết dính trong dạ dày, giảm nhanh các cơn đau bụng, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người bệnh.
Viêm loét dạ dày không nên ăn hoa quả gì?
Bên cạnh một số loại trái cây nên sử dụng để cải thiện triệu chứng viêm loét dạ dày, cũng có một số loại trái cây không nên sử dụng. Thường là những loại quả mang tính chua như: dứa, cà chua, hồng,…
Trái dứa
Dứa rất giàu vitamin B1, B2, C và có tính mát, nhưng chứa nhiều acid hữu cơ, dễ kích thích dạ dày tiết dịch vị, làm tăng tình trạng viêm loét. Đặc biệt, ăn dứa khi bụng đói có thể khiến cơn đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bị viêm loét dạ dày nên tránh ăn dứa.
Cà chua
Cà chua chứa nhiều acid, dễ kích thích dạ dày, gây tăng dịch vị và loét dạ dày. Ăn cà chua sống có thể gây nóng ruột và khó chịu. Người bị viêm loét dạ dày nên hạn chế ăn cà chua để tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Quả hồng
Hồng chứa nhiều β-caroten, vitamin C và các khoáng chất, nhưng lại có chứa tanin, chất này dễ kết thành cục trong dạ dày, gây cảm giác buồn nôn, đau bụng và có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu. Người bị viêm loét dạ dày nên tránh ăn hồng.
Hoa quả có vị chua
Các loại trái cây chua (trái cóc, trái xoài, mận, chanh, me, quất, bưởi….) chứa hàm lượng axit cao, có thể gây bào mòn và viêm loét niêm mạc dạ dày nếu ăn nhiều. Chúng còn kích thích dạ dày co bóp mạnh, làm tăng cơn đau và khiến tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bị đau dạ dày nên tránh nhóm trái cây này để tránh làm bệnh tiến triển xấu.
Hoa quả có tính nóng
Đây là nhóm trái cây chứa nhiều chất béo, đường, có tính nóng. Vì vậy, nó có thể khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày nên hạn chế ăn các loại trái cây này để bệnh được cải thiện tốt hơn.
Nhóm các loại hoa quả nóng bao gồm: sầu riêng, vải, nhãn, chôm chôm, mít…
Lưu ý với người viêm loét dạ dày khi ăn hoa quả
Một chế độ ăn trái cây hợp lý, phù hợp sẽ giúp người bệnh viêm loét dạ dày nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh. Vì vậy, các bạn cần ghi nhớ những lưu ý sau:
- Ăn hoa quả sau bữa ăn 30 phút, tránh dùng hoa quả khi bụng đói, do có thể sẽ làm tăng axit trong dịch vị và gây đau.
- Trái cây cần tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn, đầy đủ chất dinh dưỡng cho người viêm loét dạ dày.
- Bạn nên ăn xen kẽ các loại trái cây, không nên chỉ ăn một loại trái duy nhất. Điều này sẽ giúp thực đơn của bạn trở nên đa dạng và giúp cơ thể đầy đủ chất hơn.
- Trái cây rất tốt cho người viêm loét dạ dày nhưng không nên lạm dụng, ăn quá nhiều trong ngày sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, có thể dẫn đến tác dụng ngược.
- Hệ tiêu hóa của người đau dạ dày đang bị suy giảm nên khi ăn hoa quả cần cắt miếng nhỏ hoặc ép nước uống.
- Trái cây mua về nên bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh, bọc kỹ bằng màng thực phẩm để giữ tươi lâu, tránh vi khuẩn xâm nhập.
Ngoài ra, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày một cách hiệu quả nhất.
Bình Vị Thái Minh – hỗ trợ giảm viêm loét dạ dày hiệu quả
Ngoài việc sử dụng các loại trái cây đúng cách, bạn có thể tìm mua và sử dụng Bình Vị Thái Minh – sản phẩm giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày.
Bình Vị Thái Minh là một sản phẩm thảo dược có nguồn gốc từ các loại dược liệu tự nhiên, an toàn tuyệt đối với người sử dụng.
Bình vị Thái Minh với các thành phần thảo dược được phân tích và công bố như sau:
- Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu): Tạo màng sinh học bao phủ lên lớp niêm mạc dạ dày, thực quản, tạo khoảng trống để các tổn thương tự phục hồi. Đồng thời các polyphenol trong Mucosave có tác dụng giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
- Giganosin : Chiết xuất từ Dạ cẩm và là Khôi tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm đau, chống viêm và làm lành vết loét
- Thương truật : Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc
- Núc nác có chứa 5 loại flavonoid, chất đắng kết tinh Oroxylin, baicalein và chrysin có hoạt tính chống dị ứng, giảm tiết acid dạ dày, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày
Bình Vị Thái Minh là sản phẩm được nghiên cứu khoa học đảm bảo các tiêu chuẩn kĩ lưỡng của cơ quan kiểm nghiệm. Sản phẩm đã được chứng minh tác dụng trong việc cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày. Hơn thế nữa, đã có rất nhiều bệnh nhân sử dụng sản phẩm và cải thiện được đáng kể tình trạng bệnh.
Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6397 hoặc kết nối Zalo 0961567625 để được các chuyên gia giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.