Bình Vị Thái Minh https://binhvithaiminh.com Sản phẩm dạ dày số 1 Việt Nam Thu, 24 Apr 2025 01:32:58 +0000 vi hourly 1 Bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? https://binhvithaiminh.com/viem-loet-da-day-co-nguy-hiem-khong https://binhvithaiminh.com/viem-loet-da-day-co-nguy-hiem-khong#respond Wed, 23 Apr 2025 10:26:00 +0000 https://binhvithaiminh.com/?p=1233 Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến hiện nay, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, không ít người vẫn xem nhẹ căn bệnh này, chỉ tìm đến bác sĩ khi tình trạng đã trở nên trầm trọng. Vậy, viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?

Bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? 1

Viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày là những tổn thương dẫn đến tình trạng loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những vết loét này xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị bào mòn làm cho lớp mô bên dưới bị lộ ra. Những vết loét ở dày dày dễ xảy ra gấp 4 lần ở tá tràng. Trường hợp bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng nếu không được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra những biến chứng nặng nề, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?

Bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? 1

Viêm loét dạ dày ở giai đoạn nhẹ thường không gây nguy hiểm nghiêm trọng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Khi người bệnh chủ động thăm khám, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và tuân thủ phác đồ điều trị, bệnh có thể được kiểm soát hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng.

Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách, viêm loét dạ dày có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày bao gồm:

  • Ăn uống không điều độ, thường xuyên bỏ bữa hoặc ăn quá no.
  • Lạm dụng thuốc chống viêm, giảm đau.
  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp).
  • Thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích.

Ở giai đoạn đầu, bệnh chủ yếu gây đau thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nhưng chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tổng thể. Người bệnh vẫn có thể sinh hoạt và làm việc bình thường. Tuy nhiên, khi các vết loét tiến triển sâu hơn, triệu chứng sẽ xuất hiện với tần suất dày đặc hơn, cường độ mạnh hơn, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và có nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị hoặc ung thư dạ dày.

Vì vậy, không nên chủ quan với bệnh viêm loét dạ dày. Việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc.

Biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến và có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu chủ quan, không điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí đe dọa tính mạng như:

Hẹp môn vị

Hẹp môn vị 1

Hẹp môn vị là một trong những biến chứng nguy hiểm của viêm loét dạ dày tá tràng kéo dài. Khi niêm mạc dạ dày bị viêm loét liên tục, quá trình tái tạo và phục hồi tổn thương có thể gây phù nề, hình thành sẹo xơ, dẫn đến hẹp môn vị – vị trí nối giữa dạ dày và tá tràng.

Nếu không được điều trị kịp thời, hẹp môn vị có thể gây tắc nghẽn hoàn toàn, khiến người bệnh không thể ăn uống bình thường, từ đó dẫn đến suy kiệt cơ thể nghiêm trọng.

Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là biến chứng nguy hiểm khi vết loét ăn sâu vào thành dạ dày, làm tổn thương các mạch máu, dẫn đến chảy máu trong hệ tiêu hóa. Xuất huyết tiêu hóa có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Người bệnh cần nhập viện ngay khi có dấu hiệu xuất huyết để được xử lý nhanh chóng, tránh nguy cơ mất máu cấp tính.

☛ Tìm hiểu: Xuất huyết dạ dày nguy hiểm ra sao?

Xuất huyết tiêu hóa 1

Xuất huyết dạ dày

Thủng dạ dày

Thủng dạ dày là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của viêm loét dạ dày tá tràng, xảy ra khi vết loét ăn sâu, làm thủng thành dạ dày hoặc tá tràng, gây rò rỉ dịch tiêu hóa vào khoang bụng, dẫn đến viêm phúc mạc – một tình trạng cấp cứu ngoại khoa đe dọa tính mạng.

Biến chứng thủng dạ dày có thể gây tử vong nếu không được kiểm soát kịp thời. Theo thống kê biến chứng thủng dạ dày nếu không được xử lý trong 12 giờ đầu tiên thì có tỷ lệ tử vong lên đến 15%.

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày thường diễn ra âm thầm, không có biểu hiện gì rõ nét, điển hình như đau bụng, chướng bụng đầy hơi, buồn nôn, chán ăn, phân có màu đen… Những biểu hiện này rất dễ nhầm lẫn với bệnh Polyp dạ dày nên người bệnh thường chủ quan. Chính vì vậy khi phát hiện ra mắc ung thư dạ dày, bệnh nhân thường đã đến giai đoạn cuối của ung thư, và đây cũng chính là biến chứng cực kì nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày, nó cũng có tỉ lệ tử vong cao nhất.

Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường khởi phát khi người bệnh bụng quá đói hoặc ăn quá no. Nếu tình trạng diễn ra thường xuyên, các triệu chứng có thể khởi phát bất cứ thời điểm nào trong ngày kể cả khi người bệnh đang ngủ, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến bệnh nhân mệt mỏi và khó tập trung

Tình trạng bệnh để lâu, kéo dài có thể khiến người bệnh suy nhược cơ thể, sụt cân, người xanh xao, thiếu sức sống bởi vết loét dạ dày ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của ruột non.

Điều trị viêm loét dạ dày

Có nhiều phương pháp được sử dụng để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày quay trở lại. Tùy tình trạng bệnh mà có những phương pháp điều trị phù hợp khác nhau, một số phương pháp thường được sử dụng như: Thuốc Tây, Thuốc Nam, Đông Y….

Sử dụng thuốc tây y điều trị

Thông thường, trước khi bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc Tây, bệnh nhân sẽ được khám và làm một số xét nghiệm tùy theo triệu chứng của bệnh, một số loại thuốc Tây được bác sĩ kê đơn giúp kiểm soát bệnh và làm giảm triệu chứng như:

  • Thuốc trung hòa axit dạ dày: Những loại thuốc này thường chứa các chất magie hydroxit, calci carbonat, nhôm hydroxit,…
  • Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP, bảo vệ niêm mạc dạ dày: Thuốc bismuth subsalicylate, Amoxicillin, Clarithromycin,Metronidazole,…
  • Loại thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, tăng bài tiết dịch nhầy: Thuốc misoprostol, Bismuth subsalicylate, Sucralfate,…
  • Thuốc có tác dụng ức chế bài tiết axit, phục hồi sự viêm loét, hạn chế được tối đa nhất sự khuếch tán ngược của những ion H+: Omeprazole, Lansoprazole, Ranitidine,…

Khi sử dụng những loại thuốc này, bệnh nhân tuyệt đối tuân thủ theo đơn của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc về điều trị bởi thuốc Tây thường gây tác dụng phụ. Ngoài ra khi sử dụng phương pháp điều trị bằng thuốc Tây, bệnh nhân nên kết hợp cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp mới đạt được hiệu quả trị bệnh tốt nhất.

Điều trị bằng thuốc nam

Điều trị bằng thuốc nam 1

Thuốc Tây điều trị viêm loét dạ dày thương mang lại tác dụng nhanh nhưng cũng thường gây tác dụng  nếu sử dụng trong thời gian dài. Việc lựa chọn thuốc nam điều trị từ lâu đã được rất nhiều người lựa chọn vì lành tính và từ những nguyên liệu dễ kiếm: Mật ong, nghệ, và một số cây thuốc thảo dược đã được nghiên cứu: Dạ cẩm, khôi tía…

Dạ cẩm và khôi tía đã được nghiên cứu và cho ra kết quả có tác dụng chống viêm tốt, làm se lành các vết thương. Theo kết quả nghiên cứu đã chỉ ra: Dạ cẩm làm giảm 32,35% tình trạng viêm dạ dày cấp tính và giảm 27,57% tình trạng viêm dạ dày mãn tính, giảm tình trạng đau tới 56,9%. Ngoài ra lá khôi tía có tác dụng làm trung hòa giảm nồng đô acid trong dạ dày, khi acid dịch vị dạ dày giảm sẽ hạn chế sự bào mòn niêm mạc, làm cho các tế bào niêm mạc phục hồi nhanh chóng.

Những bài thuốc này an toàn, hiệu quả, không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, cần phải kiên trì áp dụng đều đặn trong thời gian dài và chỉ hiệu quả khi bệnh ở giai đoạn nhẹ.

Điều trị ngoại khoa

Phương pháp điều trị bằng ngoại khoa chỉ được chỉ định khi biện pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả và bệnh tình tiến triển nặng, gây ra các biến chứng nặng nề như: Thủng dạ dày, hẹp môn vị…

☛ Chi tiết: Tổng hợp các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày

Bình vị Thái Minh hỗ trợ cải thiện viêm loét dạ dày

Bình vị Thái Minh hỗ trợ cải thiện viêm loét dạ dày 1

Viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Hiểu được điều đó, Bình Vị Thái Minh ra đời với công thức thảo dược tiên tiến, giúp hỗ trợ cải thiện viêm loét dạ dày một cách an toàn, hiệu quả.

Bình vị Thái Minh là sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Công nghệ cao Thái Minh HiTech – Nhà máy đạt chuẩn GMP. Bình vị Thái Minh được chiết xuất từ những thảo dược nổi tiếng rất tốt cho dạ dày như:

  • GIGANOSIN (Chiết xuất từ Dạ cẩm và Lá khôi),
  • Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu),
  • Cao núc nác,
  • Cao thương truật.

Sản phẩm được nhiều bệnh nhân trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, đau dạ dày tin dùng với công dụng:

  • Hỗ trợ giảm acid dịch vị, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày
  • Hỗ trợ cải thiện và giảm thiểu các biểu hiện của viêm loét dạ dày

BÌNH VỊ THÁI MINH đã được Bộ Y Tế cấp phép và hiện đang được bán trên các hiệu thuốc trên toàn quốc.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY

]]>
https://binhvithaiminh.com/viem-loet-da-day-co-nguy-hiem-khong/feed 0
Cây Núc Nác thảo dược ngăn loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc! https://binhvithaiminh.com/nuc-nac-ngan-loet-da-day-bao-ve-niem-mac https://binhvithaiminh.com/nuc-nac-ngan-loet-da-day-bao-ve-niem-mac#respond Thu, 27 Feb 2025 02:50:53 +0000 https://binhvithaiminh.com/?p=867 Cây núc nác – một thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền, không chỉ được biết đến với tác dụng kháng viêm, giảm dị ứng mà còn là “bí quyết vàng” giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và ngăn ngừa loét hiệu quả. Với thành phần hoạt chất phong phú, cây ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày, mang lại sự an toàn và hiệu quả vượt trội cho sức khỏe.

Đặc điểm và nguồn gốc của cây Núc Nác

Trong Bách khoa toàn thư của ngành dược liệu, sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, Núc nác có tên khoa học là Oroxylum indicum, còn có nhiều tên khác như cây Hoàng Bá Nam, cây Mộc Hồ Điệp, .. là một loại thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền Việt Nam, thuộc họ Chùm Ớt (Bignoniaceae).

Núc Nác được biết đến nhiều bởi phần vỏ cây có giá trị dược liệu cao. Loại cây này không chỉ được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian mà còn là một nguyên liệu quý giá trong nền y học hiện đại nhờ chứa nhiều hoạt chất sinh học có lợi cho sức khỏe.

Đặc điểm sinh học:

  • Cây Núc Nác là cây thân gỗ, thường cao từ 10-15m, tán cây rộng, thân cây có lớp vỏ màu nâu xám.
  • Lá cây mọc đối, có hình lông chim, dài khoảng 20-40cm.
  • Hoa cây Núc Nác có màu vàng tươi, hình chuông, thường nở rộ vào mùa hè.
  • Quả dài, mỏng, hình dẹt, bên trong chứa nhiều hạt có cánh. Quả có thể dài tới gần 1 mét, bao bọc hoàn hảo rất nhiều hạt cứng quý giá bên trong.

Phân bố:

  • Núc Nác mọc hoang dã ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Lào và Campuchia. Ở Việt Nam, cây Núc Nác thường thấy ở tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và một số vùng trung du, nơi có khí hậu nóng ẩm và đất rừng giàu dinh dưỡng.
  • Cây mọc ở độ cao trên 1300m, và có sức sống mãnh liệt dẻo dai. Khi bị cháy rừng, trong khi các cây khác bị thiêu rụi, núc nác vẫn có thể tồn tại do có lớp vỏ thân dày và hệ thống rễ phát triển.

Đặc điểm và nguồn gốc của cây Núc Nác 1

Hình 1: Cây Núc nác với chùm quả lớn

Tác dụng của Núc nác với viêm loét dạ dày theo Đông y

Theo đông y, Núc nác có vị đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng. Vỏ và hạt núc nác đều dùng chữa viêm họng, ho khàn tiếng, dị ứng mẩn ngứa. Hạt Núc nác còn được dùng để chữa lở loét. Đặc biệt, cả vỏ thân và hạt được dùng nhiều để chữa đau dạ dày.

Trong y học cổ truyền Ấn Độ, rễ, vỏ cây, thân và lá được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày, ợ hơi, ợ chua, tiêu chảy, khó tiêu. Ở một số vùng của Ấn Độ, vỏ cây, quả và lá Núc nác được sử dụng làm thành dạng trà uống trị rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày. Vỏ cây Núc nác được đun sôi trong nước và cô đặc cho đến khi màu không thay đổi, rồi thêm đường cho dễ uống, được dùng thay trà hàng ngày. Ở nhiều nước ở Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan, Núc nác cũng được sử dụng với công dụng tương tự.

Tác dụng của Núc nác với viêm loét dạ dày theo Đông y 1

Hình 2: Cây núc nác trong mô tả của Ayurveda Ấn Độ

Theo nguyên lý y học cổ truyền Ayurveda 4000 năm của vùng Nam Á và Tây Nam Á, vỏ rễ núc nác được gọi là Dasamoola, là một chất làm se vết loét, chống viêm, kháng khuẩn. Vỏ thân Núc nác cũng được sử dụng trong các phương thuốc Ayurveda khác như Amartarista dùng để chữa viêm loét dạ dày.

Y học hiện đại “vén bức màn” tác dụng của Núc nác

Với sự tiến bộ của khoa học, viêm loét dạ dày được xác định gây ra bởi nhiều nguyên nhân như dư thừa acid dạ dày, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), rượu hay các chất oxi hóa.

Theo nghiên cứu của tác giả Maitreyi Zaveri và Sunita Jain được đăng trên tạp chí Journal of Natural Remedies (tạp chí thuộc hệ thống ISI chuẩn Quốc tế), Núc nác được chiết tách phân đoạn và thử tác dụng chống viêm loét dạ dày gây ra bởi hóa chất và rượu. Thông số được theo dõi bao gồm chỉ số vết loét dạ dày, chỉ số xuất huyết dạ dày và khả năng chống oxi hóa. Sau nhiều lần thử nghiệm để đảm bảo tính chính xác khoa học, các nhà khoa học đã rất vui mừng khi chiết Núc nác bằng n-butanol có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày lên đến 99% và 99,58% các tổn thương viêm loét dạ dày gây ra bởi rượu ở các mức liều 300mg/kg và 100 mg/kg, kết quả này vượt trội so với khi dùng thuốc điều trị Omeprazol chỉ cải thiện 87,9% vết tổn thương. Kết quả được thể hiện như sau (chú thích: Ulcer index: chỉ số viêm loét; % Protecion: % bảo vệ)

Y học hiện đại “vén bức màn” tác dụng của Núc nác 1

Hình 3: Tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động của ethanol của dịch chiết núc nác (99% và 99,58%) vượt trội so với Omeprazole (87,9%)

Một nghiên cứu khác độc lập với nghiên cứu trên của nhóm tác giả tại học viện Khoa học và Y dược Quốc Gia Bangladesh (được coi là quê hương thứ hai của cây Núc nác) cho kết quả tương tự. Bằng các phương pháp phân tích hiện đại, các nhà khoa học xác định được trong hạt và vỏ cây Núc nác có chứa ít nhất 5 loại flavonoid, chất đắng kết tinh Oroxylin, baicalein và chrysin có hoạt tính chống dị ứng, giảm tiết acid dạ dày, giảm tổn thương viêm loét dạ dày. Nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ vỏ cây Núc nác có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tổn thương do rượu gây ra với hiệu quả rất cao lên tới 98,7%.

Sự kết hợp giữa Đông y và Tây y tạo nên sản phẩm ngăn ngừa viêm loét dạ dày hiệu quả

Cây Núc Nác, với hoạt tính nổi bật trong việc ngăn ngừa viêm loét dạ dày, khi được kết hợp cùng các thành phần thảo dược và hoạt chất hiện đại, đã mở ra giải pháp toàn diện để bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Sự kết hợp giữa Đông y và Tây y tạo nên sản phẩm ngăn ngừa viêm loét dạ dày hiệu quả 1

Sau quá trình nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học tại nhà máy công nghệ cao Thái Minh đã phối hợp thành công Núc Nác với hoạt chất GIGANOSIN từ các dược liệu quý như Dạ Cẩm, Lá Khôi và đặc biệt là MUCOSAVE-FG HIA – một thành phần độc đáo nhập khẩu trực tiếp từ Italy. Từ sự kết hợp này, sản phẩm Bình Vị Thái Minh đã ra đời, đánh dấu bước tiến vượt bậc trong việc ứng dụng y học cổ truyền kết hợp với khoa học hiện đại.

Bình Vị Thái Minh là minh chứng rõ ràng cho sự hòa quyện giữa tinh hoa Đông y và thành tựu Tây y. Sản phẩm được nhiều bệnh nhân trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, đau dạ dày tin dùng với công dụng:

  • Hỗ trợ giảm acid dịch vị, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày
  • Hỗ trợ cải thiện và giảm thiểu các biểu hiện của viêm loét dạ dày

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY

Nếu bạn cần giải đáp bất kỳ thắc mặc nào liên quan tới bệnh lý viêm loét dạ dày xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 1800.6397 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc

]]>
https://binhvithaiminh.com/nuc-nac-ngan-loet-da-day-bao-ve-niem-mac/feed 0
Chè dây chữa viêm loét dạ dày có hiệu quả không? https://binhvithaiminh.com/che-day-chua-viem-loet-da-day https://binhvithaiminh.com/che-day-chua-viem-loet-da-day#comments Sun, 09 Feb 2025 04:26:15 +0000 https://binhvithaiminh.com/?p=2077 Chè dây chữa viêm loét dạ dày có hiệu quả không? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi tìm kiếm các giải pháp từ thiên nhiên để cải thiện sức khỏe dạ dày. Với đặc tính kháng viêm, giảm tiết acid và làm lành tổn thương, chè dây đã trở thành lựa chọn của không ít người trong việc hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày. Vậy thực hư hiệu quả của chè dây ra sao?

Chè dây chữa viêm loét dạ dày có hiệu quả không? 1

Tìm hiểu về cây chè dây!

Cây chè dây hay còn được gọi là: Trà dây, bạch liễm, khau rả, chè hoàng gia, thau rả, với  tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis, thuộc họ nho.

Cây chè dây có các đặc điểm như:

  • Họ  cây leo, thân và cành hình trụ và khá cứng. Thân cây dài 2-3 m leo vào cây khác.
  • Lá dài khoảng 7-10cm dạng lá kép mọc so le nhau, có răng cưa ở viền. Mặt trên lá màu xanh nhạt, dưới màu xanh sẫm, khi lá còn non có màu xanh tía
  • Hoa chè dây thường nở vào tháng 6-7, hoa có hình xanh giống hoa tam thất, màu trắng mọc đối diện với lá, mọc thành chùm
  • Quả chè dây thường ra vào tháng 9, chúng có hình trái xoan, khi chín có màu đen và bên trong quả có khoảng 3-4 hạt

Theo nghiên cứu khoa học hiện đại, chè dây có một số thành phần chủ yếu chính là:

  • Ttamin,
  • Flavonoid
  • Các loại đường như glucose và Rhamnese,…

Theo Đông y, chè dây có tính bình, vị ngọt đắng, lành tính. Các hoạt chất thường quy vào các kinh tỳ.

Chè dây chữa viêm loét dạ dày được không?

Chè dây chữa viêm loét dạ dày được không? 1

Theo Đông y, chè dây vị ngọt đắng, tính mát có tác dụng tốt với các bệnh lý về dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày… Ngoài ra, chè dây còn có tác dụng an thần nhờ vậy chúng có thể chữa mất ngủ hiệu quả.

Theo nghiên cứu khoa học hiện đại, trong chè dây có một số thành phần chủ yếu chính là: Tamin, flavonoid cùng với các loại đường như glucose và Rhamnese… và một số hoạt chất rất có lợi cho sức khỏe. Hoạt chất flavonoid, hoạt chất này có khả năng giúp giảm viêm, lành lành vết thương nhanh chóng. Ngoài ra chúng còn có tác dụng giảm đau dạ dày và loại bỏ được chủng vi khuẩn HP gây bệnh. Dược tính flavonoid khá cao trong chè dây có tác dụng giúp liền sẹo, tạo lớp màng phủ trên vết loét và nhanh chóng se khít vết thương.

Bên cạnh đó, chè dây còn có công dụng khá hữu hiệu trong việc đào thải, giải độc gan, điều trị các bệnh về đường tiêu hóa. Ngoài tác dụng chè dây chữa dạ dày ra thì dược liệu còn chữa được các chứng như mất ngủ, stress do căng thẳng.

Các thí nghiệm lâm sàng tại nhiều bệnh viện cũng ghi nhận chè dây có khả năng diệt khuẩn HP, diệt trùng, giảm nồng độ axit trong dạ dày. Khi sử dụng chè dây kết hợp với thuốc đặc trị viêm loét dạ dày tá tràng, sẽ mang lại kết quả rất tốt và thời gian điều trị được rút ngắn đáng kể. Vì vâỵ có thể kết luận rằng chè dây có thể chữa được bệnh viêm loét dạ dày nếu dùng đúng cách.

Cách dùng chè dây chữa viêm loét dạ dày

Chuẩn bị nguyên liệu

Lá chè dây: 10-15g.

Nếu chọn chè dây khô nên chọn lá khô có càng nhiều đốm mốc trắng chứng tỏ có nhiều nhựa, dược tính càng cao, dùng càng tốt, tuy nhiên cần phải phân biệt đốm mốc này với nấm mốc khi bị hỏng.

Nếu chọn lá chè dây tươi nên chọn những lá tươi, xanh, tránh nát hỏng. Bằng mắt thường ta có thể chọn lựa được nguồn lá chuẩn theo phân tích đặc điểm như trên.

Cách thực hiện

  • Đem lá chè dây đi rửa sạch
  • Phơi khô đến khi lá chè xoăn góc lại có màu hơi vàng và đem sao lên bếp cho thơm.
  • Cho lượng chè dây vào bình ủ, đun sôi nước và đổ 100ml nước vào bình hãm ủ khoảng 10 phút
  • Có thể sử dụng thay nước lọc hằng ngày, nên uống ấm đề có tác dụng tốt nhất

Cách thực hiện:

  • Lấy 10 – 15g lá chè dây rửa sạch, phơi khô thấy chè xoăn góc có màu hơi vàng thì mang vào sử dụng (có thể thay thế bằng cách sao vàng trên bếp)
  • Cho chè dây đã chuẩn bị vào hình hãm và đổ thêm 150ml nước sôi trong ấm trà khoảng 10 phút
  • Trước khi hãm trà, nên cho một ít nước đun sôi và trà lắc nhẹ cho thấm rồi mới đồ hết phần nước còn lại
  • Người bệnh sử dụng thay nước lọc mỗi ngày, liên tục từ 15 – 20 ngày sẽ nhận thấy sự chuyển biến
  • Nên uống trước ăn 30 phút là thời điểm thích hợp nhất

Lưu ý khi dùng chè dây chữa viêm loét dạ dày

Chữa viêm loét dạ dày bằng chè dây là bài thuốc thảo dược, chính vì vậy tác dụng của bài thuốc trên cơ địa từng người cũng khác nhau, hiệu quả tùy  từng cơ địa, tình trạng bệnh của từng người. Người bệnh nên thực hiện bài thuốc nên kiên nhẫn, không nên nóng lòng muốn đạt nhanh hiệu quả mà gia giảm liều lượng bởi có thể khiến tình trạng bệnh chuyển biến xấu. Ngoài ra , người dùng nên chú ý:

  • Một ngày, người dùng nên sử dụng tối đa 70g, chú ý không nên dùng quá nhiều
  • Pha trà chè dây nên sử dụng trong ngày, không nên để sang ngày hôm sau uống bởi nước chè dây không còn tác dụng mà có thể khiến tình trạng bệnh xấu đi
  • Những người bị huyết áp thấp không nên dùng chè dây để điều trị bệnh viêm loét dạ dày
  • Song song với việc thực hiện bài thuốc chữa viêm loét dạ dày bằng chè dây, người bệnh nên thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn những loại thực phẩm có lợi cho bệnh viêm loét dạ dày đồng thời tránh xa những thực phẩm có hại
  • Chè dây chỉ có tác dụng với những người bệnh nhẹ mới chớm bệnh. Với những trường hợp nặng nên đi khám bác sĩ để được khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất
  • Nếu muốn sử dụng song song chè dây và thuốc điều trị bệnh, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Bật mí 2 cây thuốc chữa viêm loét dạ dày nổi tiếng

Ngoài chè dây, trong kho tàng dược liệu y học cổ truyền còn rất nhiều cây thuốc nam có dược tính cao, công dụng mạnh trong việc làm lành vết loét, trong đó không thể không nhắc đến hai vị thuốc Đông y nổi tiếng là lá khôi và cây dạ cẩm

Lá khôi tía

Lá khôi tía 1

Lá khôi tía hay còn gọi là đơn tướng quân, đây là cây thuốc nam nổi tiếng với tác dụng chữa viêm loét dạ dày. Bởi nghiên cứu cho thấy trong lá khôi tía có hoạt chất tanin và glucosid có tác dụng làm trung hòa giảm nồng đô acid trong dạ dày, khi acid dịch vị dạ dày giảm sẽ hạn chế sự bào mòn niêm mạc, làm cho các tế bào niêm mạc phục hồi nhanh chóng.

Ngoài ra lá khôi tía còn có tác dụng đặc biệt hơn là làm se lành vết thương, kích thích lên da non nên được dùng để trị viêm loét dạ dày tá tràng.

Chế biến:

  • 80g lá khôi tía, 12g khổ sâm, 40g rau diếp hoang(bồ công anh)
  • Rửa sách các vị thuốc đã chuẩn bị và cho vào ấm sắc, đun sủi và hãm lửa liu riu 10 phút và chắt lấy nước uống
  • Nên uống ấm và uống nhiều lần trong ngày

Dạ cẩm

Theo nghiên cứu sơ bộ của các nhà khoa học thì dạ cẩm có chứa các thành phần hóa học như tanin, alcaloid, saponin.Từ những năm 1962, các bác sỹ ở bệnh viện Lạng Sơn đã dùng Dạ cẩm điều trị thử nghiệm cho những bệnh nhân viêm loét dạ dày và nhận thấy người bệnh giảm đau, bớt ợ chua và làm se vết loét rất hiệu quả, nên Dạ cẩm còn được mệnh danh là thuốc chữa dạ dày “thần kỳ” của người Lạng Sơn.

Dựa trên kinh nghiệm của người Lạng Sơn, Năm 2002 tại bệnh viện Trung ương quân đội 108, tác giả Lại Quang Long đã tìm tòi nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm của gười Lạng Sơn, kết quả cho thấy Dạ cẩm có tác dụng chống viêm tốt trên cả tình trạng viêm cấp và mạn tính của bệnh viêm loét dạ dày. Kết quả cho thấy Dạ cẩm làm giảm 32,35% tình trạng viêm dạ dày cấp tính và giảm 27,57% tình trạng viêm dạ dày mãn tính, giảm tình trạng đau tới 56,9%.Dùng dạ cẩm giúp quá trình viêm được khống chế, người bệnh không còn cảm thấy đau âm ỉ, bứt rứt do vết loét dạ dày gây ra.

Dạ cẩm 1

Cách dùng dạ cẩm chữa viêm loét dạ dày:

  • 30-35gr dạ cẩm khô
  • Bỏ vào ấm và đổ thêm 1,5ml nước.
  • Đun đến khi sủi và vặn lửa nhỏ liu riu 10-15 phút
  • Chắt ra uống trong ngày. nếu khó uống có thể cho thêm 1-2 thìa mật ong, khoắng đều uống 3l/ngày, uống sau ăn 30 phút

Hoặc

  • 5kg dạ thảo và dạ cẩm khô, 1 kg cam thảo
  • Đem xay mịn 2 những nguyên liệu trên và trộn đều với nhau
  • Mỗi lần uống 10-15gr hòa với nước. Ngày uống 2 lần. Nếu khó uống hòa thêm 1 chút đường cho vừa miệng

Giải pháp cho người viêm loét dạ dày kết hợp từ Lá khôi và Dạ cẩm

Dựa trên các kết quả nghiên cứu tác dụng trung hòa acid dịch vị của Lá khôi, giảm đau, chống viêm và làm lành vết loét của Dạ cẩm, các nhà khoa học thuộc nhà máy công nghệ cao Thái Minh đã tiến hành nghiên cứu quy trình chiết xuất và tỷ lệ phối hợp các hoạt chất từ hai dược liệu quý này để tạo chế phẩm GIGANOSIN cho hiệu quả tối ưu cho người bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng và trào ngược dạ dày.

Giải pháp cho người viêm loét dạ dày kết hợp từ Lá khôi và Dạ cẩm 1

Bên cạnh đó, chế phẩm GIGANOSIN của Việt Nam được kết hợp với MUCOSAVE(chiết xuất Xương rồng Nopal và chiết xuất từ lá cây oliu,) tạo màng nhầy sinh học bảo vệ niêm mạc từ Italia được ứng dụng tạo chế phẩm có tên là  Bình Vị Thái Minh hiệu quả nhanh và bền vững dành cho người trào ngược và viêm loét dạ dày.

Bình Vị Thái Minh đem lại hiệu quả rất tốt cho người trào ngược, viêm loét dạ dày với công dụng:

  • Hỗ trợ giảm acid dịch vị, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày
  • Hỗ trợ cải thiện và giảm thiểu các biểu hiện của viêm loét dạ dày

Sản phẩm được tin dùng cho người trào ngược dạ dày, viêm loét và đau dạ dày! BÌNH VỊ THÁI MINH đã được Bộ Y Tế cấp phép và hiện đang được bán trên các hiệu thuốc trên toàn quốc.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất

Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY

Nếu bạn cần giải đáp bất kỳ thắc mặc nào liên quan tới bệnh lý viêm loét dạ dày xin vui lòng gọi về tổng đài tư vấn 1800.6397 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn giải đáp những thắc mắc nhé.

]]>
https://binhvithaiminh.com/che-day-chua-viem-loet-da-day/feed 2