Trào ngược dạ dày là bệnh khá phổ biến ở nước ta, bên cạnh các phương pháp y học hiện đại, y học cổ truyền đã chứng minh hiệu quả vượt trội trong việc điều trị và cải thiện tình trạng này nhờ sử dụng các thảo dược tự nhiên và liệu pháp an toàn. Vậy nếu bạn đang quan tâm đến cách điều trị trào ngược dạ dày theo y học cổ truyền thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Mục lục
Trào ngược dạ dày trong y học cổ truyền
Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch vị trong dạ dày bao gồm acid, dịch mật, thức ăn dâng ngược lên thực quản gây ra các triệu chứng khó chịu. Trong y học cổ truyền dựa vào các triệu chứng của bệnh nên xếp trào ngược dạ dày thuộc chứng khí nghịch, liên quan đến một số tạng phủ chính trong cơ thể là phế – tỳ, vị – can. Người bệnh trào ngược dạ dày thường có một số biểu hiện sau:
- Ợ chua, ợ hơi do khí dư thừa trong dạ dày bị đẩy lên thực quản..
- Buồn nôn do dịch vị trào ngược lên thực quản, kích thích cổ họng.
- Đau vùng thượng vị do hệ thần kinh ở thực quản bị kích thích khi acid dạ dày trào ngược.
- Khó nuốt do niêm mạc thực quản bị tổn thương gây viêm, phù nề và hẹp thực quản.
- Một số triệu chứng khác: ho, đầy hơi, khó thở, viêm thanh quản.
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày theo y học cổ truyền
Y học cổ truyền nhìn nhận trào ngược dạ dày không chỉ là bệnh lý đơn thuần mà còn liên quan chặt chẽ đến sự mất cân bằng trong cơ thể. Theo quan điểm này, trào ngược dạ dày xuất phát từ các nguyên nhân như:
- Rối loạn khí trong cơ thể: dạ dày là một phần của hệ thống tiêu hóa, nơi khí vị (khí trong dạ dày) đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Khi khí vị không lưu thông đúng hướng, thay vì đi xuống, khí sẽ đẩy ngược lên, gây ra hiện tượng trào ngược.
- Suy yếu tỳ vị: Tỳ vị (lá lách và dạ dày) chịu trách nhiệm chuyển hóa thức ăn và duy trì sức khỏe tổng thể. Nếu tỳ vị bị suy yếu, chức năng tiêu hóa bị giảm, dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu, và lâu dần có thể gây trào ngược dạ dày.
- Tích tụ nhiệt và đờm trong cơ thể: Sự tích tụ nhiệt (nóng trong) ở gan và dạ dày cùng với đờm ứ trệ có thể làm tăng áp lực lên dạ dày, gây trào ngược và cảm giác nóng rát ở thực quản.
Chữa trào ngược dạ dày theo y học cổ truyền
Theo các bác sĩ y học cổ truyền đưa ra, thông thường điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản phải điều trị tận gốc theo các nguyên tắc sau đây:
- Giáng nghịch – chống trào ngược.
- Sơ can lý khí – lưu thông khí huyết.
- An thần – giảm stress, dịu thần kinh.
- Kiện tỳ vị – tăng chức năng co bóp và tiêu hóa thức ăn của dạ dày, chống đầy bụng khó tiêu.
Sử dụng bài thuốc Đông y
1. Trị buồn nôn, đầy bụng
Trào ngược dạ dày kèm theo các triệu chứng buồn nôn, đầy bụng, đau bụng vùng thượng vị, mệt mỏi, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc dưới đây:
Chuẩn bị:
- Nhân sâm: 15g
- Can khương: 30g
- Thục tiêu: 10g
- Di đường: 100g
Cách thực hiện:
- Các vị thuốc trên đem rửa sạch, cho vào ấm đun cùng 1,2l nước.
- Đun sôi đến khi còn còn 150ml nước, lọc lấy nước, hòa cùng di đường.
- Chia làm 4 phần nước uống trong ngày.
2. Trị đau thượng vị, nóng rát, ợ chua, đắng miệng
Trào ngượckèm theo các triệu chứng như vùng thượng vị đau nhiều, nóng rát, miệng khô, đắng miệng, ợ chua… người bệnh có thể sử dụng bài thuốc dưới đây:
Chuẩn bị:
- Trần bì: 10g
- Thanh bì: 8g
- Trạch tả: 16g
- Bối mẫu: 12g
- Thược dược, Chi tử, Đan bì: Mỗi loại 20g.
Cách thực hiện:
- Các vị thuốc trên đem rửa sạch, cho vào ấm đun cùng 1,7 lít nước.
- Đun sôi rồi vặn lửa liu riu đến khi còn 250ml chắt lấy nước bỏ bã.
- Chia thành 5 phần nước để uống trong ngày.
3. Trị đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, đắng miệng
Người bệnh đau dạ dày với triệu chứng đau vùng thượng vị lan tới hai bên mạn sườn kèm ợ hơi, nôn chua, đắng miệng, cảm giác khó chịu, hay cáu gắt. Trường hợp bị nặng, người bệnh có thể có dấu hiệu nôn mửa, đau quặn dữ dội thì có thể dùng bài thuốc dưới đây:
Chuẩn bị:
- Sa nhân: 8g.
- Hương phụ, Ô dược: mỗi loại 20g.
- Cam thảo, Diên hồ sách, Trần bì: mỗi loại 12g.
Cách thực hiện:
- Các vị thuốc trên đem rửa sạch, cho vào ấm đun cùng 1,5l nước.
- Đun sủi rồi vặn lửa nhỏ liu riu đến khi chắt còn 150ml nước.
- Chia làm 4 phần đều nhau, uống vào các buổi trong ngày.
4. Trị mệt mỏi, khó ăn, sức khỏe suy giảm
Khi bị trào ngược dạ dày, nếu sức khỏe suy giảm, mệt mỏi, khó ăn, không có cảm giác muốn ăn, mất ngủ… thì có thể sử dụng bài thuốc trị trào ngược dạ dưới đây:
Chuẩn bị:
- Rau má: 20g
- Trần bì, Chi tử, Bán hạ: mỗi loại 10g
- Râu ngô, Bạch thược, Đan bì: mỗi loại 12g
- Cam thảo, Liên nhục, Mã đề, Bạch truật, Đương quy, Hoài sơn: mỗi loại: 16g.
Cách thực hiện:
- Các vị thuốc trên đem rửa sạch, cho vào ấm sắc cùng 2,5 lít nước.
- Đun sủi rồi vặn lửa liu riu đến khi còn 150ml nước.
- Chắt lấy nước chia làm 4 phần.
- Uống trong 2 ngày, mỗi ngày 2 lần sáng và tối.
5. Trị đầy bụng, đau bụng, đau tức thượng vị, ợ hơi, buồn nôn
Với các triệu chứng đầy bụng, đau bụng, đau tức thượng vị, ợ hơi, buồn nôn… sử dụng bài thuốc y học cổ truyền trị trào ngược dạ dày dưới đây::
Chuẩn bị:
- Thương truật: 16g
- Hương phụ: 16g
- Xuyên khung: 16g
- Thần khúc: 16g
- Sơn chi tử: 16g
- Các vị thuốc trên sao vàng, hạ thổ.
Cách thực hiện:
- Các vị thuốc trên rửa qua 1 lượt nước cho hết bụi bẩn.
- Đem sắc cùng 2 lít nước.
- Đến khi còn 150ml nước chia làm 4 phần nước.
- Uống làm 2 ngày, mỗi ngày 2 bát uống sau khi ăn.
Xoa bóp bấm huyệt
Là phương pháp dùng ngón tay hoặc bàn tay tác động trực tiếp lên mạch máu, dây thần kinh và một số cơ quan thụ cảm để thay đổi nội tiết, thể dịch. Từ đó giúp nâng cao hoạt động của hệ thần kinh và giảm tần suất, mức độ nghiêm trọng của trào ngược dạ dày, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Để điều trị trào ngược dạ dày, người bệnh có thể bấm một số huyệt dưới đây:
- Huyệt túc tam lý (huyệt trường sinh): nằm dưới đầu gối, cách hõm xương bánh chè. Cách bấm dùng ngón tay cái hoặc trỏ ấn giữ 2 phút đến khi có cảm giác tê lan xuống bàn chân..
- Huyệt nội quan: nằm giữa cổ tay, giữa khe hai cơ gân mặt trong lòng bàn tay. Dùng ngón cái hoặc ngón trỏ ấn mạnh vào huyệt trong khoảng 1 – 2 phút kết hợp hít thở sâu
- Huyệt thái xung: nằm giữa ngón chân cái và ngón thứ hai, cách mu bàn chân khoảng 3 – 4 cm. Dùng ngón tay ấn giữ 1 phút mỗi bên để giảm trào ngược, đau ngực, mất ngủ.
- Huyệt trung quản: nằm trên đường thẳng chạy dọc giữa rốn và ngực, cách rốn khoảng 4cm. Nằm ngửa người thoải má, dùng ngón tay cái hoặc trỏ ấn kết hợp thở sâu 1-2 phút để giảm ợ nóng, trào ngược.
⚠ Lưu ý: Bấm huyệt không áp dụng cho bệnh nhân trào ngược dạ dày có mắc bệnh tim mạch, huyết áp, phổi, gan, thận, tiểu đường, loãng xương, viêm vòi trứng hoặc bệnh lý tiêu hóa nghiêm trọng như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, viêm ruột thừa.
Châm cứu
Là một liệu pháp cổ truyền trị trào ngược dạ dày giúp đả thông kinh mạch trên cơ thể giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của trào ngược như: buồn nôn, đau đầu, các vấn đề về tiêu hóa, giảm nồng độ acid trong dạ dày đáng kể.
Theo y học cổ truyền, các hệ thống huyệt đạo, kinh mạch và lục phủ ngũ tạng trong cơ thể con người có mối quan hệ mật thiết. Vì vậy, nếu cơ thể gặp vấn đề ở bộ phận nào thì bác sĩ sẽ châm cứu vào huyệt tương ứng với bộ phận đó để lưu thông khí huyết, cải thiện bệnh.
Hiện nay, có 2 phương pháp châm cứu bao gồm:
- Châm cứu truyền thống: dùng kim châm đi sâu vào từng huyệt đạo, mang lại tác dụng nhanh và không gây tác dụng phụ.
- Cấy chỉ: giúp đả thông kinh mạch, có khả năng điều trị nhanh, tiết kiệm thời gian cho người bệnh trào ngược dạ dày.
⚠ Lưu ý: Châm cứu chỉ được thực hiện ở các cơ sở khám chữa bệnh Đông y uy tín, tránh tự châm cứu tại nhà để đảm bảo an toàn cho người bệnh!
Lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày theo YHCT
Để điều trị trào ngược dạ dày bằng y học cổ truyền được hiệu quả, người bệnh cần:
- Tuân thủ đúng hướng dẫn của thầy thuốc về cách sắc thuốc, thời gian sắc thuốc, thời điểm uống thuốc…
- Để bấm vị trí huyệt chính xác nhất, nên chọn cơ sở bấm huyệt uy tín.
- Trước khi tiến hành bấm huyệt cần xoa bóp nhẹ vùng bụng theo chiều kim đồng hồ để làm ấm bụng, giảm các triệu chứng buồn nôn, đầy bụng, giúp mạch máu giãn nở, tăng cường lưu thông máu, giảm đau vùng bụng, giảm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Bình Vị Thái Minh – Giải pháp cho bệnh trào ngược dạ dày
Kế thừa tính an toàn, hiệu quả của y học cổ truyền và kết hợp thêm sự tiện dụng của y học hiện đại. Ngày nay rất nhiều người bệnh có thể sử dụng các phẩm như Bình Vị Thái Minh để trị các bệnh về trào ngược, viêm loét dạ dày. BÌNH VỊ THÁI MINH là sản phẩm được Bộ Y Tế cấp phép và được bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
Bình Vị Thái Minh với các thành phần như:
- Giganosin: Chiết xuất từ Dạ cẩm và Lá khôi, giúp trung hoà, giảm tiết acid dịch vị, chống viêm. Từ đó giảm hiện tượng trào ngược acid từ dạ dày lên thực quản, ngăn ngừa viêm loét do lượng acid dịch vị tăng cao gây ra.
- Mucosave: Được kết hợp từ Xương rồng Nopal và lá cây Ô liu giúp trung hòa acid dịch vị, đồng thời bao bọc tế bào niêm mạc dạ dày, nhờ đó các tế bào tổn thương không bị bào mòn bởi acid dịch vị và có khoảng thời gian trống để tự phục hồi.
- Núc nác và Thương truật: giúp kích thích tiêu hóa, làm tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, từ đó giúp giảm tình trạng đầy hơi, trào ngược.
Với sự kết hợp hoàn hảo từ những dược liệu, Bình Vị Thái Minh được đánh giá là sản phẩm có tính toàn diện: vừa giảm acid dịch vị vừa bao che vết loét, cân bằng lại hệ thống tấn công – bảo vệ cho dạ dày. Đây chính là giải pháp tối ưu cho người bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,…
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất
Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Ngoài ra, bạn có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước 1800 6397 để được các dược sỹ chuyên môn tư vấn thêm về tình trạng trào ngược dạ dày và cách sử dụng Bình Vị Thái Minh làm sao để đạt hiệu quả tốt nhất.