Bạn đang gặp tình trạng trào ngược dạ dày và được chẩn đoán là độ A nhưng chưa hiểu rõ ý nghĩa của nó? Với khuôn khổ của bài viết này, bạn hãy cùng tìm hiểu về trào ngược dạ dày thực quản cấp độ A một cách tổng quát từ triệu chứng, chẩn đoán, mức độ nguy hiểm cùng với phương pháp điều trị bệnh đang được áp dụng hiện nay.
Mục lục
Các cấp độ của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch tiêu hóa trong dạ dày bị trào ngược từ dạ dày lên vùng thực quản xảy ra trên 2 lần một tuần. Bệnh được chia thành 5 cấp độ chính, dựa trên mức độ tổn thương, cụ thể:
+) Trào ngược dạ dày độ 0: Xuất hiện các triệu chứng ợ nóng, ợ chua nhưng không thường xuyên và chưa có tổn thương thực thể tại thực quản.
+) Trào ngược dạ dày độ A: Bắt đầu xuất hiện tổn thương thực thể tại niêm mạc thực quản có chiều dài không quá 5mm và được phát hiện qua nội soi. Các triệu chứng thường xuất hiện như: ợ chua, ợ nóng, nóng rát sau xương ức, đắng miệng, nuốt nghẹn.

+) Trào ngược dạ dày độ B: tổn thương niêm mạc thực quản đã lan rộng hơn, với kích thước lớn hơn 5mm, phân tán nhưng chỉ ảnh hưởng một phần niêm mạc thực quản. Triệu chứng có thể gồm: Ợ nóng kéo dài, đau rát vùng ngực, ho khan, khàn giọng.

+) Trào ngược dạ dày độ C: giai đoạn tổn thương nghiêm trọng hơn, khi các vết loét đã lan rộng, chiếm hơn 2 nếp niêm mạc thực quản và có nguy cơ dẫn đến viêm nặng. Triệu chứng bao gồm: Đau ngực dữ dội, khó nuốt, nuốt nghẹn, ho kéo dài, mất giọng.

+) Trào ngược dạ dày độ D: Đây là cấp độ nặng nhất, vết loét lớn, lan rộng > 75% chu vi thực quản, nguy cơ bít tắc lòng thực quản. Triệu chứng cấp độ D thường là: Đau ngực dữ dội, cảm giác bỏng rát, khó nuốt nghiêm trọng, đau khi nuốt, sút cân.

Trong 5 cấp độ thì hầu hết bệnh nhân phát hiện bệnh ở độ A, khi tổn thương tại thực quản gây ảnh hưởng tới sinh hoạt.
Trào ngược dạ dày độ A là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản độ A là giai đoạn nhẹ của bệnh trào ngược dạ dày, khi niêm mạc thực quản bắt đầu xuất hiện các tổn thương nhỏ do acid từ dạ dày trào ngược lên. Đây là cấp độ nhẹ song nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển sang các cấp độ nặng hơn có thể gây nhiều biến chứng.
Đặc điểm của trào ngược dạ dày độ A
- Tổn thương nhỏ hơn 5mm: Các vết loét hoặc vùng viêm rất nhỏ, thường chỉ phát hiện được qua nội soi thực quản.
- Ảnh hưởng đến một phần nhỏ niêm mạc thực quản: Tổn thương chưa lan rộng và chỉ chiếm một vùng giới hạn trên niêm mạc thực quản.
Các dấu hiệu nhận biết
Bệnh nhân ở giai đoạn độ A thường gặp các triệu chứng phổ biến như:
- Ợ nóng, ợ chua: Cảm giác nóng rát lan từ vùng bụng lên đến cổ họng, thường xuất hiện sau bữa ăn hoặc khi nằm.
- Đau rát vùng ngực: Cảm giác khó chịu sau xương ức, nhất là khi ăn đồ cay, chua hoặc nằm ngay sau khi ăn.
- Ho khan, khàn giọng thoáng qua: Acid trào ngược lên cổ họng có thể gây kích ứng, dẫn đến ho nhẹ hoặc thay đổi giọng nói.
- Khó tiêu: Cảm giác đầy bụng, khó chịu, nhất là sau khi ăn no.
Trào ngược dạ dày độ A có nguy hiểm không?
Như đã nói trào ngược dạ dày độ A là giai đoạn khởi đầu của quá trình tổn thương thực quản nên nếu bạn có triệu chứng của trào ngược dạ dày độ A thì cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần bạn đi khám sớm tại các cơ sở y tế và được điều trị đúng kịp thời, bệnh có thể khỏi hoàn toàn.
Tác động trước mắt
Trào ngược dạ dày thực quản độ A không gây nguy hiểm tức thời vì tổn thương niêm mạc thực quản còn nhỏ và mức độ nhẹ. Tuy nhiên, các triệu chứng như:
- Ợ nóng, ợ chua, đau rát vùng ngực khiến người bệnh khó chịu, đặc biệt sau bữa ăn hoặc khi nằm.
- Ho khan, khàn giọng thoáng qua có thể ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.
Do các triệu chứng ở giai đoạn này thường nhẹ, người bệnh dễ chủ quan, không thăm khám hoặc điều trị kịp thời. Điều này khiến bệnh tiến triển âm thầm, tạo nền tảng cho các biến chứng nguy hiểm hơn trong tương lai.
Biến chứng tiềm ẩn
Nếu không được kiểm soát và điều trị đúng cách, trào ngược dạ dày thực quản độ A có thể dẫn đến:
- Viêm thực quản mãn tính: Tình trạng acid liên tục trào ngược sẽ gây viêm kéo dài, làm tổn thương sâu hơn niêm mạc thực quản. Viêm thực quản mãn tính không chỉ gây đau đớn mà còn tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
- Barrett thực quản – nguy cơ tiền ung thư: Acid trào ngược kéo dài có thể làm thay đổi cấu trúc tế bào niêm mạc thực quản, dẫn đến Barrett thực quản. Đây là tình trạng tiền ung thư, làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thực quản nếu không điều trị kịp thời.
- Hẹp thực quản do sẹo: Tổn thương lâu ngày khiến niêm mạc thực quản hình thành mô sẹo, gây hẹp thực quản. Người bệnh sẽ gặp khó khăn khi nuốt thức ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng và giảm chất lượng cuộc sống nghiêm trọng.
Khám xác định trào ngược dạ dày độ A
Thăm khám, hỏi bệnh
Bác sĩ sẽ hỏi bệnh để biết các triệu chứng mà bạn đang gặp phải, thời gian xuất hiện và mức độ biểu hiện triệu chứng. Khi có các biểu hiện: ở hơi, ợ nóng, ợ chua, nóng rát sau xương ức, đắng miệng và nuốt nghẹn thì có thể chẩn đoán sơ bộ là bạn đang bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Sau khi đã chẩn đoán sơ bộ, bác sĩ sẽ chỉ định các cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán xác định bệnh, và mức độ của bệnh.
Nội soi thực quản, dạ dày
Đây là phương pháp cơ bản để chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản và mức độ của bệnh. Bằng cách đưa một ống mềm có gắn camera qua miệng vào thực quản dạ dày, bác sĩ có thể quan sát được các hình ảnh tổn thương tại niêm mạc dạ dày, thực quản và có thể lấy mảnh sinh thiết để xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng trên.
Khi quan sát dạ dày có thể tìm được nguyên nhân dẫn tới trào ngược là do viêm loét dạ dày. Thông qua nội soi, bác sĩ có thể lấy được mảnh sinh thiết của tổ chức loét để giải phẫu bệnh xác định độ lành tính hay ác tính của ổ loét, cũng như xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn.
Chụp Xquang
Thông qua phim chụp Xquang có thể thấy được đoạn thực quản bị chít hẹp nếu có. Nếu cần, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc cản quang là Baryt để khi chụp Xquang, các vị trí loét, tổn thương sẽ hiện hình trên phim chụp do thuốc cản quang ngấm vào đó.
Điều trị trào ngược dạ dày độ A như thế nào?
Do là giai đoạn khởi đầu nên việc điều trị trào ngược dạ dày độ A cũng sẽ đơn giản, dễ cho bạn thực hiện, và khả năng điều trị khỏi hoàn toàn là rất cao.
Điều trị bằng thuốc
Các thuốc được sử dụng đa số là thuốc tây dạng uống nên rất dễs ử dụng. Mục đích sử dụng thuốc nhằm ngăn chặn phản ứng viêm, giảm tổn thương niêm mạc thực quản cùng với đó là giảm thiểu sự dư thừa axit ở dạ dày. Các nhóm thuốc thường được sử dụng gồm:
- Thuốc trung hoà axit Hcl dịch vị: gồm thuốc chống acide ion (-) (anion) tác dụng trung hòa nhanh, mạnh nhưng không có khả năng đệm. Ví dụ; Cacbonate Canxi, Natri, Cacbonate monosodique và thuốc chống acide ion (+) (cation – có khả năng đệm tốt. Đó là các muối của Aluminium (Phosphate, Trisilicate, Hydroxyde), ví dụ: Maalox, Polisilane gel, Phossphalugel, Gasterine, Barudon…
- Nhóm thuốc tạo màng bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Silicate Al (Kaolin, smecta), Silicate Mg (gastropulgite…). Ngoài tác dụng tạo màng bọc, nó còn có tác dụng diệt H.P.
- Thuốc ức chế bơm proton giảm sản sinh axit dịch vị: Cimetidine, Ranitidine
Thay đổi các thói quen sinh hoạt có hại
- Ăn nhiều đồ ăn có lợi cho dạ dày, đường tiêu hóa như: rau quả, sữa chua, ngũ cốc,… tránh ăn các đồ cay nóng, khó tiêu.
- Giải tỏa căng thẳng stress, sống vui khỏe.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, yoga, gym để tăng cường sức khỏe, duy trì chỉ số BMI tốt tránh tình trạng béo phì.
- Khi điều trị các bệnh lí khác nên báo với bác sĩ tình trạng trào ngược đang gặp để bác sĩ lựa chọn loại thuốc phù hợp tránh làm trầm trọng thêm bệnh.
- Đi khám định kì để biết tình trạng diễn biến của bệnh, để có những xử trí đúng kịp thời.
Lời kết
Trào ngược dạ dày độ A không phải là một bệnh lí quá nghiêm trọng nhưng nếu bạn chủ quan có thể làm tình trạng bệnh diễn biến nặng thêm đòi hỏi các điều trị phức tạp tốn kém. Nên việc đi khám kịp thời tại các cơ sở y tế uy tín để được điều trị đúng kịp thời là rất quan trọng. Bên cạnh đó hãy cố gắng thay đổi những thói quen có hại cho đường tiêu hóa để có thể điều trị bệnh triệt để.
Tham khảo tài liệu:
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2212097113700463