Viêm dạ dày và loét dạ dày là những căn bệnh ngày càng có xu hướng tăng cao trong đời sống hiện đại. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa phân biệt được hai căn bệnh này và thường coi đó là một bệnh chung mang tên “viêm loét dạ dày”. Vậy viêm dạ dày và loét dạ dày khác nhau như thế nào?
Mục lục
Tại sao viêm dạ dày và loét dạ dày bị lầm tưởng là một?
Viêm dạ dày và loét dạ dày đều là những tổn thương tại niêm mạc dạ dày, hình thành khi mất cân bằng giữa yếu tố tấn công (acid, vi khuẩn H.P) và yếu tố bảo vệ (lớp chất nhầy). Chính vì có nhiều điểm tương đồng về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, nhiều người nhầm lẫn hai bệnh này là một hoặc gọi chung là “viêm loét dạ dày”.
Tuy nhiên, chúng thực chất khác nhau về mức độ tổn thương:
- Viêm dạ dày chỉ là tình trạng viêm trên bề mặt niêm mạc, có thể cấp tính hoặc mạn tính, khả năng hồi phục tốt.
- Loét dạ dày là tổn thương sâu hơn, vết loét ăn qua lớp niêm mạc, dễ gây biến chứng nặng như xuất huyết, thủng, hoặc nghi ngờ ung thư.
Một số lý do khiến hai bệnh dễ bị lầm tưởng:
- Triệu chứng tương tự: đau vùng thượng vị, đầy hơi, buồn nôn sau ăn.
- Cùng nhóm thuốc điều trị (giảm tiết acid, kháng sinh, bảo vệ niêm mạc).
- Đều có nguy cơ tái phát nếu không điều trị dứt điểm.
Vì vậy, cần thăm khám và chẩn đoán chính xác để phân biệt, tránh điều trị nhầm lẫn.
Điểm giống nhau giữa viêm dạ dày và loét dạ dày
Bệnh viêm dạ dày và loét dạ dày đều là những căn bệnh gây ra tổn thương niêm mạc theo những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh phổ biến này có một số điểm giống nhau như:
Có cùng nguyên nhân
Bình thường, niêm mạc dạ dày được bảo vệ bởi lớp chất nhầy để chống lại sự phá hủy của acid dịch vị. Tuy nhiên, một số trường hợp dẫn đến mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ gây tổn thương dạ dày, bao gồm:
- Vi khuẩn H.P: một xoắn khuẩn có khả năng sản xuất Somatostatin dẫn đến tăng Gastrin (- hormone điều tiết acid dạ dày) khiến cho tình trạng viêm hay loét tại dạ dày càng trở nên trầm trọng.
- Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID): có khả năng ức chế các yếu tố bảo vệ của niêm mạc, khiến cho dạ dày bị tấn công bởi chính acid dịch vị gây tổn thương viêm và loét.
- Một số bệnh lý đi kèm như hội chứng Zollinger – Ellison, trào ngược dạ dày thực quản,… cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm dạ dày và loét dạ dày.
- Sử dụng thuốc lá và rượu: làm tăng tiết acid dịch vị và giảm lượng máu đến niêm mạc trong dạ dày. Ngoài ra, thuốc lá và rượu còn làm chậm quá trình chữa lành vết thương nên hiện tượng viêm và loét ở dạ dày rất khó cải thiện.
- Căng thẳng tâm lý cực độ và kéo dài có thể khiến cho lượng acid trong dạ dày tăng lên, gây tổn thương niêm mạc.
Triệu chứng khá giống nhau
Triệu chứng của viêm và loét dạ dày khá tương đồng cũng là nguyên nhân khiến nhiều người lầm tưởng hai bệnh là một. Bệnh nhân đều cảm thấy đau tức vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,… đặc biệt là khi đói và khi quá no.
Đều gây ra các biến chứng
Viêm dạ dày và loét dạ dày tiến triển theo nhiều mức độ khác nhau nhưng sẽ để lại nhiều thương tổn nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Những biến chứng có thể gặp đối với bệnh nhân viêm và loét dạ dày bao gồm:
- Xuất huyết tiêu hóa: Là một biến chứng có thể gặp ở viêm dạ dày và loét dạ dày tuy nhiên khi bị loét thì khả năng xuất huyết tiêu hóa sẽ lớn hơn. Triệu chứng thường khởi phát bởi một cơn đau bụng dữ dội vùng thượng vị, nôn ra máu đỏ tươi hoặc đi ngoài phân đen. Đây là một cấp cứu cần can thiệp kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
- Thủng dạ dày: Viêm hay loét dạ dày trong thời gian dài có thể khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương và sẽ dần mỏng đi. Nếu bệnh vẫn tiến triển mà không được điều trị kịp thời, dịch vị, thức ăn và vi khuẩn từ dạ dày sẽ tràn ra ổ bụng, người bệnh có thể bị sốc, tụt huyết áp, mạch nhanh nhỏ, khó bắt,…
- Hẹp môn vị: Viêm và loét dạ dày trong quá trình liền sẹo sẽ kéo theo tình trạng phù nề niêm mạc, gây chít hẹp môn vị – van đóng mở giữa dạ dày và tá tràng. Triệu chứng của hẹp môn vị có thể kể đến như đau bụng thượng vị tăng dần, nôn ói nhiều, người xanh xao, mắt trũng, mệt mỏi,…
- Ung thư dạ dày: Là 1 trong 5 loại bệnh ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam. Tỷ lệ ung thư hóa khi mắc viêm và loét dạ dày lên đến 5 – 10%, đặc biệt là những người có bệnh trên 10 năm. Dấu hiệu của ung thư dạ dày rất âm thầm và không điển hình nên bệnh nhân cần thăm khám định kỳ để đánh giá tình trạng sức khỏe của bản thân.
☛ Chi tiết đọc tại: Bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?
Cách chẩn đoán bệnh
Những triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm và loét dạ dày chỉ có tính gợi ý chẩn đoán. Để xác định chính xác bệnh, bác sĩ sẽ căn cứ vào một số phương pháp cận lâm sàng như sau:
- Nội soi dạ dày – thực quản là xét nghiệm tiết kiệm và hiệu quả nhất để chẩn đoán viêm dạ dày hay loét dạ dày. Phương pháp này cho phép bác sĩ đánh giá trực tiếp vị trí và mức độ tổn thương của niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, với những vết loét nghi ngờ ác tính cũng có thể dễ dàng lấy một phần nhỏ mô và tế bào để sinh thiết.
- Chụp X – quang có dùng thuốc cản quang ít xâm lấn hơn nhưng độ nhạy thấp và không lấy được mẫu sinh thiết. Thế nhưng, xét nghiệm này vẫn có giá trị để đánh giá được các biến chứng sớm của viêm dạ dày và loét dạ dày.
- Xét nghiệm phát hiện vi khuẩn H.P như thử máu tìm kháng thể, tìm kháng nguyên trong phân, trong nước tiểu, trong hơi thở,… cũng rất có giá trị để hướng đến chẩn đoán và điều trị chính xác.
Khác nhau giữa viêm dạ dày và loét dạ dày
Tiêu chí |
Viêm dạ dày |
Loét dạ dày |
Mức độ tổn thương | – Tổn thương lớp niêm mạc (lớp phủ bề mặt) – Biểu hiện sưng, viêm, phù nề, sung huyết, vết xước nhẹ – Khu trú trong dạ dày, không lan sang cơ quan khác – Có khả năng hồi phục hoàn toàn |
– Ổ loét ăn sâu xuống lớp cơ, có thể tạo sẹo ở lớp hạ – niêm mạc – Không chỉ giới hạn trong dạ dày mà có thể lan sang tá tràng, thực quản – ~4% trường hợp có bờ loét bất thường, nghi ngờ ung thư, cần nội soi và sinh thiết |
Triệu chứng | – Đau âm ỉ, không điển hình, tập trung vùng thượng vị – Rối loạn tiêu hóa sau ăn 15–60 phút: khó tiêu, buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng |
– Đau dữ dội hơn, lan khắp bụng, quặn tức – Đau xuất hiện sau ăn 30 phút–2 giờ – Có thể kèm sụt cân, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng sinh hoạt |
Phương pháp điều trị | – Kháng sinh (khi nhiễm H.P): Clarithromycin, Metronidazol,… (Lưu ý tác dụng phụ: buồn nôn, tiêu chảy, dị ứng…) – Thuốc giảm tiết acid: Cimetidine, Ranitidine,… (Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa, táo bón…) – Thuốc ức chế bơm Proton (PPI): Omeprazol, Lansoprazol,… (Tác dụng phụ: đau đầu, buồn nôn…) |
– Điều trị tương tự viêm dạ dày nhưng cần lưu ý: • Phác đồ điều trị H.P: Thuốc giảm tiết + ít nhất 2 loại kháng sinh phối hợp • Thời gian điều trị: Kéo dài trung bình 2–3 tháng, tuân thủ nghiêm ngặt • Trường hợp biến chứng hoặc ung thư: Cần phẫu thuật can thiệp kịp thời |
Bình Vị Thái Minh – giải pháp hỗ trợ bảo vệ dạ dày
Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, người bệnh có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Bình Vị Thái Minh giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày được nhiều người bệnh tin dùng.
Bình vị Thái Minh được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như: GIGANOSIN, Mucosave FG HIA, Núc Nác, Thương truật, Kẽm gluconat… tốt cho dạ dày vì vậy sản phẩm mang lại sự an tâm tin tưởng cho người dùng cùng công dụng:
- Hỗ trợ giảm acid dịch vị, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Hỗ trợ cải thiện và giảm thiểu các biểu hiện của viêm loét dạ dày
Sản phẩm được tin dùng và có những phản hồi rất tích cực từ người trào ngược dạ dày, viêm loét và đau dạ dày! BÌNH VỊ THÁI MINH đã được Bộ Y Tế cấp phép và hiện đang được bán trên các hiệu thuốc trên toàn quốc.
Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất
Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Bài viết trên đây đã phần nào giúp bệnh nhân phân biệt được viêm dạ dày và loét dạ dày, hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh của mình. Chắc chắn rằng, những thông tin hữu ích này sẽ giải đáp được thắc mắc, nâng cao cuộc sống của chính bản thân mình!